Người bệnh mỡ máu cao nên ăn gì? Thực phẩm giúp giảm Cholesterol
Thực phẩm tốt cho người mỡ máu cao
Người bệnh mỡ máu cao nên ăn gì? - Ảnh: BookingCare

Người bệnh mỡ máu cao nên ăn gì? Thực phẩm giúp giảm Cholesterol

Tác giả: - Xuất bản: 11/09/2023 - Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định cholesterol. Dưới đây là một số thực phẩm giúp cải thiện cholesterol và bảo vệ sức khỏe tim mạch. 

Một số điều chỉnh trong chế độ ăn uống kết hợp với việc tập luyện giúp người bệnh mỡ máu cao có thể giảm cholesterol hiệu quả. Tuy nhiên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài. 

Thực phẩm giúp cải thiện chỉ số Cholesterol ở người mỡ máu cao

Bột yến mạch, cám yến mạch và thực phẩm giàu chất xơ

Bột yến mạch có chất xơ hòa tan, làm giảm lipoprotein mật độ thấp (LDL) - một loại cholesterol xấu đối với cơ thể. Chất xơ hòa tan cũng được tìm thấy trong các loại thực phẩm như đậu tây, bắp cải Brussels, táo và lê.

Sử dụng từ 5 - 10 gam chất xơ hòa tan trở lên mỗi ngày sẽ giúp giảm cholesterol LDL. Một khẩu phần ngũ cốc ăn sáng với bột yến mạch hoặc cám yến mạch cung cấp 3 - 4 gam chất xơ. Nếu ăn thêm trái cây, chẳng hạn như chuối hoặc quả mọng, bạn sẽ nhận được nhiều chất xơ hơn.

Cá và axit béo omega-3

Cá béo có hàm lượng axit béo omega-3 cao, có thể làm giảm chất béo trung tính (Triglyceride). Những thực phẩm này cũng có thể giúp giảm huyết áp và nguy cơ hình thành cục máu đông. Ở những người đã từng bị đau tim, axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ đột tử. 

Axit béo omega-3 không ảnh hưởng đến mức cholesterol LDL nhưng có thể giúp giảm chất béo trung tính và tăng HDL - loại cholesterol tốt. Bên cạnh đó, vì những lợi ích khác của thực phẩm giàu axit béo omega-3 đối với tim, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn ít nhất hai khẩu phần cá mỗi tuần. 

Hàm lượng axit béo omega-3 cao nhất có trong:

  • Cá thu
  • Cá trích
  • Cá ngừ
  • Cá hồi

Các loại thực phẩm như quả óc chó, hạt lanh và dầu hạt cải cũng có một lượng nhỏ axit béo omega-3.

Hạnh nhân và các loại hạt khác

Các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó,... tốt cho người mỡ máu cao, giúp cải thiện lượng cholesterol trong máu. 

Hạnh nhân chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn tốt cho tim. Hàm lượng chất béo không bão hòa đơn và chất xơ dồi dào giúp tăng mức cholesterol tốt và làm giảm cholesterol xấu.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả óc chó có chứa chất béo omega-3, có thể giúp bảo vệ tim và giảm nguy cơ đau tim cho những người đã mắc bệnh tim.

Tất cả các loại hạt đều có hàm lượng calo cao, vì vậy bạn có thể sử dụng các loại hạt để thêm vào món salad hoặc ăn như một món ăn vặt hàng ngày. 

Bơ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt cũng như axit béo không bão hòa đơn (MUFA). Nghiên cứu cho thấy ăn quả bơ tươi mỗi ngày có thể giúp giảm đáng kể lượng mỡ trong máu và cải thiện cholesterol. 

Dầu ô liu

Bạn có thể sử dụng dầu ô liu thay cho các chất béo khác trong chế độ ăn uống. Bạn có thể xào rau bằng dầu ô liu, sử dụng như gia vị để làm các món salad, món trộn. 

Dầu ô liu chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm cholesterol rất tốt.

Thực phẩm có bổ sung sterol hoặc stanol thực vật

Sterol và Stanol thực vật làm giảm sự hấp thụ cholesterol bằng cách di chuyển cholesterol từ các micelles đường ruột và có thể làm giảm cholesterol LDL lên đến 10% mà không ảnh hưởng đến cholesterol HDL hoặc TG. 

Thêm 2 gram sterol vào chế độ ăn uống mỗi ngày có thể làm giảm cholesterol LDL từ 5% - 15%.

Một lượng nhỏ sterol thưc vật có tự nhiên trong một số loại thực phẩm như: trái cây, các loại đậu, các loại hạt, rau, dầu thực vật, mầm lúa mì, các loại ngũ cốc,...

Đạm whey

Đạm whey (whey protein) được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa, có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng whey protein được cung cấp dưới dạng thực phẩm bổ sung làm giảm cả LDL và cholesterol toàn phần cũng như huyết áp. 

Trên đây là một số thực phẩm tốt người người bệnh mỡ máu cao. Dù bạn lựa chọn thực phẩm nào hãy lưu ý, để giảm cholesterol, hãy hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa, thêm nhiều chất xơ hòa tan vào chế độ ăn. và tránh thực phẩm có chất béo chuyển hóa.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết