Người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? Cách kéo dài tuổi thọ khi mắc tiểu đường
Nỗi lo người bệnh: Tiểu đường sống được bao nhiêu năm - Ảnh: BookingCare
Nỗi lo người bệnh: Tiểu đường sống được bao nhiêu năm - Ảnh: BookingCare

Người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? Cách kéo dài tuổi thọ khi mắc tiểu đường

Tác giả: - Xuất bản: 14/08/2023 - Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm, dài hay ngắn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, quan trọng nhất là cần kiểm soát được đường huyết để sống khỏe lâu dài kể cả khi mắc bệnh.

Người đái tháo đường sống được bao nhiêu năm? Tuổi thọ của người bệnh đái tháo đường rơi vào khoảng bao nhiêu? Đây là những nỗi trăn trở của không ít người mắc bệnh đái tháo đường. Bài viết dưới đây từ BookingCare sẽ mang đến lời giải đáp cho những thắc mắc trên, đồng thời tổng hợp một số lời khuyên giúp người bệnh đái tháo đường kéo dài tuổi thọ.

Tuổi thọ trung bình của người bệnh đái tháo đường

Theo Thống kê bệnh Đái tháo đường ở Vương Quốc Anh ( năm 2010 ) , tuổi thọ của người bệnh Đái tháo đường típ 2 giảm đi 10 năm so với người không bị đái tháo đường , còn người bị đái tháo đường típ 1 có tuổi thọ giảm đi đến 20 năm .

Tuy nhiên, gần đây , những cải tiến trong chăm sóc bệnh đái tháo đường típ 1 nên tuổi thọ đã được nâng lên đáng kể 

Tại sao tuổi thọ của người bệnh đái tháo đường thường ngắn hơn?

Theo thời gian, lượng đường trong máu không được kiểm soát dẫn đến các biến chứng ngắn hạn và dài hạn khác nhau, thậm chí tử vong. Những biến chứng đó bao gồm:

  • Bệnh võng mạc: là một loại bệnh về mắt thường ảnh hưởng đến những người mắc bệnh đái tháo đường trong nhiều năm. Lượng đường trong máu dư thừa sẽ làm hỏng các mạch máu ở võng mạc, gây giảm thị lực và trong một số trường hợp là mù lòa
  • Bệnh thận: Khoảng 40% những người mắc bệnh đái tháo đường sẽ mắc bệnh thận do các mạch máu trong thận bị tổn thương, khiến cơ quan này không còn khả năng lọc chất thải ra khỏi máu. Nếu bệnh tiến triển nặng, bạn có thể bị suy thận và có thể phải lọc máu suốt đời hoặc ghép thận
  • Bệnh tim mạch: Lượng đường trong máu cao cũng rất dễ dẫn đến bệnh tim xuất hiện các cơn đau thắt ngực, thậm chí dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Không chỉ thế, ở người bệnh đái tháo đường típ 1 rất dễ xảy ra trường hợp hạ đường huyết cấp tính hoặc nhiễm toan ceton nặng cũng có nguy cơ tử vong rất cao.

Cách kéo dài tuổi thọ với người bệnh đái tháo đường

Để giúp người bệnh, người nhà tham khảo thông tin tin cậy, hữu ích trong chăm sóc, điều trị bệnh đái tháo đường tại nhà, BookingCare chia sẻ tới bạn đọc cẩm nang "4 bước Sống khỏe với bệnh Tiểu đường". Tìm hiểu ngay!

Việc chủ động kiểm soát đường huyết càng sớm thì tuổi thọ của người bệnh đái tháo đường càng có cơ hội kéo dài hơn. Bằng cách đạt được lượng đường trong máu được khuyến nghị, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng phát sinh do có quá nhiều glucose trong máu.

Những nguyên tắc cần thiết để kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường:

  • Chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh: Người bệnh nên giảm tinh bột trong các món ăn như cơm trắng, bún, miến, phở, bánh mì sandwich, bánh quy. Tuy nhiên, không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm này khỏi chế độ ăn hàng ngày vì chúng góp phần tạo ra năng lượng để cơ thể hoạt động. Thay vào đó, người bệnh nên ưu tiên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt và chất xơ từ rau củ quả tươi
  • Tập thể dục thường xuyên: Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày một tuần, các môn thể thao như đạp xe, đi bộ hoặc bơi lội. Ngoài ra, bạn nên kết hợp vận động vào thói quen hàng ngày của mình chẳng hạn như đi thang bộ thay thang máy, lau nhà, chăm sóc vườn...
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, bệnh nhân nên đi khám định kỳ để đảm bảo rằng lượng đường trong máu của họ luôn được kiểm soát
  • Kiểm soát các chỉ số khác của cơ thể: Các chỉ số liên quan đến huyết áp, cholesterol và cân nặng trong ngưỡng khuyến cáo để tránh các biến chứng nghiêm trọng

Tóm lại, rất khó để có con số chính xác cho câu hỏi người bệnh đái tháo đường sống được bao nhiêu năm. Người bệnh càng chủ động thay đổi lối sống theo hướng tích cực, kiểm soát được đường huyết trong ngưỡng mục tiêu, thăm khám bệnh định kỳ thì sẽ càng kéo dài được tuổi thọ.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết