Bệnh tiểu đường làm tăng khả năng bị đột quỵ, có thể làm hỏng mô não, gây tàn tật, thậm chí là tử vong. Để ngăn ngừa đột quỵ, những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp, cholesterol và cân nặng bởi đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe.
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu lên não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào.
Đột quỵ xảy ra khi một hay nhiều mạch máu cấp máu cho não bị vỡ hoặc tắc nghẽn. Nếu tình trạng này kéo dài trên 6 phút, tế bào não bắt đầu chết. Có hai loại đột quỵ là đột quỵ xuất huyết do động mạch bị vỡ và đột quỵ do thiếu máu cục bộ (động mạch bị tắc nghẽn).
Những triệu chứng thường thấy của đột quỵ như:
Mặc dù cơ chế chưa được làm sáng tỏ tuy nhiên đa số các bệnh nhân bị tiểu đường thường kèm theo tăng cholesterol máu. Tăng cholesterol khiến mạch máu có thể bị cứng hoặc bị tắc bởi các mảng lipid tồn đọng, hay còn gọi là tình trạng xơ vữa động mạch thường gặp ở các mạch máu lớn trong đó có động mạch cảnh, động mạch não trước, giữa, sau.
Lòng mạch bị hẹp do mảng xơ vữa y gây cản trở máu lên não, làm tăng nguy cơ gây ra đột quỵ. Các mảng xơ vữa trong lòng mạch cũng có thể bong ra, hình thành huyết khối tại chỗ gây bít tắc lọng mạch dẫn đến đột quỵ
Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và tỉ lệ cholesterol xấu trong máu cao hơn những người không mắc bệnh tiểu đường. Ngay cả những người bị rối loạn đường huyết ở giai đoạn tiền tiểu đường cũng có nguy cơ đột quỵ cao hơn bình thường.
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có động mạch cứng hơn và giảm độ đàn hồi hơn so với những người có mức đường huyết bình thường. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 thường có biểu hiện suy giảm cấu trúc của động mạch cảnh, tăng độ dày thành mạch và được coi là dấu hiệu của xơ vữa động mạch. Người bị tiểu đường thường gặp các phản ứng viêm, là nguyên nhân gây ra sự phát triển của xơ vữa động mạch.
2. Theo cơ chế mạch máu nhỏ
Các mạch máu nhỏ trực tiếp nuôi dưỡng nhu mô não cũng có thể bị thoái hóa do tiểu đường, dẫn đến xơ cứng, giảm đàn hồi, dễ bị vỡ gây xuất huyết não
Nếu không kiểm soát bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ và xuất huyết. Những mô hình lâm sàng cụ thể của đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân tiểu đường đã được xây dựng và nghiên cứu.
Tùy vào tình trạng bệnh hiện tại của bệnh nhân mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp. Ngoài ra, kiểm soát bệnh tiểu đường và duy trì một lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ bị đột quỵ.
Bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng chế độ ăn kiêng khoa học:
Tập thể dục từ năm lần trở lên mỗi tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ. Theo dõi huyết áp của bạn thường xuyên để có thể điều chỉnh chế độ ăn và sử dụng thuốc khi cần thiết. Kiểm soát huyết áp đã được chứng minh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa đột quỵ ở cả người mắc bệnh tiểu đường và người không mắc bệnh tiểu đường. Trong hướng dẫn quản lý huyết áp khuyến nghị, mục tiêu huyết áp là dưới 140/90 mmHg bất kể tình trạng tiểu đường.
Trên đây là các thông tin về mối quan hệ giữa đái tháo đường và đột quỵ. Đái tháo đường là một yếu tố có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và cả gia đình.