Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho việc điều trị gout, người bị bệnh gout cũng cần đặc biệt lưu ý tránh xa những loại thực phẩm chứa nhiều purin và các chất không tốt cho sức khỏe để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Người bị bệnh gout nên kiêng ăn gì?
Các nghiên cứu đã chỉ ra một số loại thực phẩm mà người bệnh gout cần loại bỏ ngay khỏi khẩu phần ăn hàng ngày để có thể ngăn chặn gout tiến triển nặng hơn. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm người bệnh gout nên tránh:
Đồ ngọt và đồ uống chứa nhiều đường
Các loại mứt sấy, bánh kẹo và thức uống nhiều đường hoặc chứa gas có hàm lượng đường fructose rất cao. Điều này có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu do fructose sẽ phân hủy thành axit uric, đồng thời lượng kháng thể insulin. Không những khiến tình trạng gout chuyển biến xấu hơn mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.
Thịt đỏ
Thịt của các loài động vật như: thịt cừu, thịt bò, thịt thú rừng,... có lượng purine cực kỳ cao. Cơ thể chuyển hóa purine trong thịt đỏ thành axit uric. Nếu quá tải, axit uric có thể xâm nhập vào máu và gây bệnh gút. Thịt đỏ, đặc biệt là thịt cừu, có hàm lượng purine rất cao.
Người bệnh có thể lựa chọn các loại thịt trắng chưa hàm lượng purine cực thấp như: ức gà, thịt cá sông (cá diêu hồng, cá rô đồng,...)
Nội tạng động vật
Trong nội tạng của động vật chứa rất nhiều nhân purin. Thứ chất được coi là mối đe dọa với người mắc bệnh gút, là thành phần chính gây nên tình trạng tăng acid uric và khi lượng acid uric trong máu tăng cao sẽ dễ gây ra những cơn khởi phát gút gấp.
Người bệnh gout cần đặc biệt tránh xa các loại nội tạng như: gan, thận, dạ dày, não, tiết canh,...
Bia, rượu chứa nhiều cồn
Đồ uống có gas và cồn làm gia tăng sản xuất acid uric trong gan và ngăn cản thận thải acid uric. Từ đó hình thành những mảng bám tích tụ tại các khớp, gây sưng, viêm, đau nhức dữ dội.
Hải sản
Hạn chế sử dụng các loại hải sản như: sò điệp, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến,...). Nguyên nhân bởi vì hải sản là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng chứa nhiều nhân purine, là nguyên nhân khiến hàm lượng acid trong máu tăng cao.
Có thể ăn tôm, tôm hùm, cá hồi và cua, vì chúng có lượng purine thấp.
Chế độ ăn uống của người bệnh gout cần được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên môn. Người bệnh cần xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh kết hợp với liệu trình điều trị để có thể đạt được cải thiện sức khỏe tốt nhất.