Nguyên nhân bệnh thấp tim và các yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân bệnh thấp tim và các yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân bệnh thấp tim và các yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân bệnh thấp tim và các yếu tố nguy cơ - Ảnh: BookingCare

Nguyên nhân bệnh thấp tim và các yếu tố nguy cơ

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 01/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 01/11/2023
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh thấp tim và các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh, câu trả lời có trong bài viết dưới đây.

Bệnh thấp tim hay còn được biết đến với các tên gọi khác như sốt thấp khớp hoặc thấp khớp cấp. Một số triệu chứng của bệnh thấp tim cần để tâm đến như: viêm đa khớp, đau ngực, khó thở, múa giật Sydenham, hạt dưới da, ban đỏ vòng,... Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh thấp tim và các yếu tố rủi ro nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. 

Nguyên nhân bệnh thấp tim

Bệnh thấp tim có thể xảy ra sau khi bị nhiễm trùng cổ họng do liên cầu khuẩn nhóm A. Nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A ở cổ họng gây ra bệnh viêm họng liên cầu khuẩn hoặc sốt ban đỏ (ít gặp hơn). Trong khi đó, nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A ở da hoặc các bộ phận khác của cơ thể hiếm khi gây ra bệnh thấp tim. 

Giải thích thêm, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường nhắm vào vi khuẩn gây nhiễm trùng. Với người bệnh thấp tim, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào cả các mô khỏe mạnh, đặc biệt là ở tim, khớp, da và hệ thần kinh trung ương. Phản ứng của hệ thống miễn dịch bị lỗi này dẫn đến sưng mô (viêm).

Nếu người bệnh trải qua một hoặc nhiều đợt viêm họng liên cầu khuẩn hoặc sốt ban đỏ không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến bệnh thấp tim. 

Một số yếu tố rủi ro khác tăng nguy cơ mắc bệnh thấp tim

  • Gen: Một số người mang gen có thể dễ mắc bệnh thấp tim.
  • Yếu tố môi trường: Nguy cơ mắc bệnh thấp tim cao hơn có liên quan đến tình trạng quá đông đúc, vệ sinh kém và các tình trạng khác có thể khiến liên cầu khuẩn dễ dàng lây lan ở nhiều người.
  • Tuổi: Bệnh thấp tim thường gặp ở trẻ 5 - 15 tuổi, ít gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, hiếm gặp sau 35 tuổi.

Bệnh thấp tim sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị đúng thời điểm, đúng phác đồ. Khi đó, bệnh có thể gây ra những tổn thương van 2 lá, van động mạch chủ và dẫn đến suy tim sau thời gian dài, ảnh hưởng đến não, thận,...

Bệnh thấp tim có phòng ngừa được không?

Đa phần các trường hợp tiến triển thành thấp tim là sau khi bị nhiễm liên cầu A gây viêm họng mà không được điều trị triệt để, do vậy có một số lời khuyên để phòng ngừa bệnh thấp tim bao gồm:

  • Giữ môi trường sống sạch sẽ

  • Vệ sinh cơ thể và vùng mũi họng thường xuyên; giữ ấm cổ, ngực, mũi họng về mùa đông

  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.

  • Với trẻ bị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm xoang cần đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa, bác sĩ Tai mũi họng để điều trị triệt để.

  • Khi thấy trẻ ở độ tuổi 5 - 15 tuổi bị viêm họng nhiều lần kèm đau mỏi, sưng, nóng đỏ ở các khớp, mệt mỏi, tức ngực, khó thở hoặc hồi hộp, đau vùng tim hoặc có biểu hiện bất thường về tâm thần vận động, tay múa vờn không tự chủ,... thì cần phải cho trẻ đi khám để phát hiện và điều trị phòng bệnh thấp tim ngay.

Người bệnh thấp tim có nhiều nguy cơ tiếp tục bị thấp tim sau đó. Vì vậy, cần điều trị kịp thời và tuân thủ phác đồ điều trị. Thời gian sử dụng thuốc có thể kéo dài nhiều năm, phụ thuộc vào từng cá nhân cụ thể.

Trên đây là một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh thấp tim. Hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết