Nguyên nhân dẫn đến mũi bị lệch vách ngăn là gì?
Nguyên nhân dẫn đến mũi bị lệch vách ngăn là gì?
Nguyên nhân dẫn đến mũi bị lệch vách ngăn là gì?
Nguyên nhân dẫn đến mũi bị lệch vách ngăn là gì? - Ảnh: BookingCare

Nguyên nhân dẫn đến mũi bị lệch vách ngăn là gì?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 09/01/2024 | Cập nhật lần cuối: 20/02/2024
Nguyên nhân dẫn đến mũi bị lệch vách ngăn có thể do bẩm sinh hoặc ngoại cảnh như biến chứng do mũi bị tổn thương, trạng thái lão hóa của cơ thể, mũi bị viêm, phẫu thuật thất bại

Lệch vách ngăn mũi thường khiến người bệnh cảm thấy nghẹt mũi, khó thở và mất đi tính thẩm mỹ trên gương mặt. Đây được coi là một dị dạng cấu trúc mũi, làm sống mũi thay đổi về hình dáng và gây ra các vấn đề khác liên quan đến hô hấp. Các thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ các nguyên nhân gây lệch vách ngăn mũi.

5 nguyên nhân chính có thể khiến mũi bị lệch vách ngăn

Nguyên nhân bẩm sinh

Vách ngăn mũi của trẻ bị lệch ngay từ khi trong bụng mẹ, sự hình thành phát triển dần trong quá trình mẹ mang thai. Sự nhận diện càng rõ rệt hơn khi đứa trẻ chào đời. 

Biến chứng do mũi bị tổn thương

Khi có tác động lực gây tổn thương mũi, vách ngăn ở mũi cũng dễ bị ảnh hưởng, có thể vỡ hoặc bị di chuyển ra khỏi vị trí của nó. Ở trẻ sơ sinh, trong quá trình sinh nếu có chấn thương thì vách ngăn cũng rất dễ di chuyển do cấu trúc chưa hoàn chỉnh hẳn.

Ở trẻ lớn hơn và người trưởng thành, các chấn thương do tai nạn, xô ngã hay chấn thương khi chơi thể thao,... lên mũi đều có khả năng khiến lệch vách ngăn. Khi bị lực tác động quá mạnh vào mũi, xương mũi có thể bị gãy kèm theo vách ngăn mũi bị biến dạng.

Do tình trạng lão hóa của cơ thể

Cơ thể lão hóa dần theo thời gian cũng có thể khiến cho cấu trúc ở xương và sụn mũi thay đổi ít nhiều. Đó là lý do vì sao khuôn mặt của chúng ta khi về già sẽ khác biệt rất lớn so với khi còn trẻ, đặc biệt là Vách ngăn ở mũi sẽ bị vẹo sang một bên theo thời gian một cách rất tự nhiên.

Mũi bị viêm nhiễm

Khi mũi bị viêm, đặc biệt là các trường hợp viêm mạn tính, viêm xoang, viêm mũi dị ứng hay cúm, nghẹt mũi,... thường có nguy cơ bị lệch vách ngăn mũi hơn. Do khi mũi viêm gây khó thở,  người bệnh hay có thói quen quẹt mũi, ngoáy mũi, xì mũi,… những tác động vào mũi lâu dài gây vẹo vách ngăn. Ở trẻ nhỏ, khi mũi bị viêm kèm theo tác động lên mũi nhiều rất dễ thay đổi cấu trúc vách ngăn do xương và sụn mũi chưa phát triển hoàn chỉnh. 

Di chứng phẫu thuật mũi bị thất bại

Hiện nay, nhu cầu làm đẹp mũi nhờ can thiệp phẫu thuật như nâng mũi, thu hẹp cánh mũi rất phổ biến ở cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, trong trường hợp không may phẫu thuật thất bại, vách ngăn mũi sẽ dễ bị đẩy lệch sang một bên gây mất thẩm mỹ. 

Những nguyên nhân trên đều là những nguy cơ có thể khiến người lớn và trẻ nhỏ bị lệch vách ngăn mũi, bạn đọc cần biết và cẩn trọng trước những thói quen của mình. Cần đi khám bác sĩ có uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu thấy mình có sự thay đổi về sức khỏe.

 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết