Nguyên nhân gây bệnh lao phổi là gì?
Nguyên nhân gây bệnh lao phổi
Nguyên nhân gây bệnh lao phổi - Ảnh: BookingCare

Nguyên nhân gây bệnh lao phổi là gì?

Tác giả: - Xuất bản: 25/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 02/01/2024
Bệnh lao phổi xuất hiện do đâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Bài viết dành cho những ai quan tâm đến bệnh lao phổi. Trên thế giới, mỗi năm lại có hơn 1 triệu người thiệt mạng vì căn bệnh lao phổi nguy hiểm. Nắm được nguyên nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng giúp mọi người phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh lao phổi là gì?

Nguyên nhân gây bệnh lao chủ yếu là do một loại vi khuẩn mang tên Mycobacterium tuberculosis gây ra, gọi tắt là trực khuẩn lao. Những người mắc bệnh lao hoạt động có khả năng lây bệnh cho cộng đồng rất cao bởi vi khuẩn lao rất dễ phát tán trong không khí.

Vi khuẩn lao có thể lan truyền ra môi trường bên ngoài khi người bệnh ho, hắt hơi, giao tiếp hoặc thậm chí là thở. Một người có thể bị nhiễm vi khuẩn lao sau khi hít phải vi khuẩn lao có trong không khí.

Trực khuẩn lao kháng lại cồn và axit ở nồng độ diệt được các vi khuẩn khác. Trực khuẩn lao sống được nhiều tuần trong đờm, trong rác ẩm và nơi không có ánh sáng, chết ở nhiệt độ 1000C/ 5 phút và dễ bị mất khả năng gây bệnh dưới ánh nắng mặt trời.

Một người dùng thuốc để điều trị bệnh lao đang hoạt động thường phải tuân thủ điều trị đến 6 tháng. Cần tự giác cách ly, hạn chế ra ngoài và tránh tụ tập nơi đông người để bảo vệ sức khỏe mọi người xung quanh.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lao

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh lao, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Dưới đây là một số đối tượng có khả năng mắc bệnh lao phổi cao hơn:

  • Người sống chung với người bị bệnh lao, môi trường sống và sinh hoạt chật hẹp, không thông thoáng khí dễ bị lây bệnh.
  • Sinh sống hoặc đi du lịch ở một số quốc gia nơi lưu hành bệnh lao, bao gồm một số quốc gia ở Châu Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Á và Quần đảo Thái Bình Dương, trong đó có cả nước Việt Nam ta.
  • Sống hoặc làm việc ở những nơi tập thể không đảm bảo an toàn vệ sinh, chẳng hạn như nhà tù, nơi thu gom rác thải, các khu ổ chuột
  • Người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và điều trị cho những người mắc bệnh lao.
  • Những người mắc bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch cũng có nguy cơ cao bị bệnh lao như: HIV/AIDS, bệnh thận, ung thư,..
  • Người nghiện thuốc lá, thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích.

Lao phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong rất lớn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm. Tránh trường hợp phát hiện muộn gặp nhiều rủi ro nguy hiểm.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết