Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch
Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch - Ảnh: BookingCare

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch và yếu tố nguy cơ

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 21/10/2023 | Cập nhật lần cuối: 13/11/2023
Suy giãn tĩnh mạch là một tình trạng bệnh thường gặp. Để kiểm soát cũng như phòng ngừa bệnh lý này, hãy cùng BookingCare điểm danh các nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch. 

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch bắt nguồn từ đâu và yếu tố nguy cơ nào dẫn đến tình trạng này được nhiều người quan tâm. Mời bạn tìm hiểu câu trả lời chi tiết qua bài viết.

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi hệ tĩnh mạch gặp các bất thường về chức năng và hình thể. Tình trạng này thường do sự suy yếu, viêm nhiễm của các van nhỏ trong hệ tĩnh mạch. 

Động mạch có chức năng mang máu từ tim đến các mao mạch của cơ thể. Tĩnh mạch đưa máu từ các mao mạch về tim. Để thực hiện chức năng đưa máu về tim, các tĩnh mạch ở vùng chân phải hoạt động chống lại trọng lực. 

Các tĩnh mạch ở chân có van một chiều giúp cho máu di chuyển từ chân về tim ngược với chiều trọng lực. Nếu các van này bị tổn thương hoặc suy giảm chức năng, máu có thể chảy ngược và ứ đọng trong tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch bị căng, phồng lên hoặc xoắn lại.

Yếu tố nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến suy yếu van tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch, tiêu biểu có thể kể đến:

  • Tuổi tác: Nguy cơ suy giãn tĩnh mạch tăng lên theo tuổi tác. Điều này do van tĩnh mạch lão hóa và giảm dần tính đàn hồi. Bệnh thường gặp nhất ở người trung và cao tuổi. 
  • Giới tính: Phụ nữ có tỷ lệ mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân lớn hơn nam giới. Điều này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trước kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh có thể là một yếu tố tăng nguy cơ làm giãn thành tĩnh mạch. Ngoài ra, các phương pháp điều trị nội tiết tố, chẳng hạn như thuốc tránh thai, có thể làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch.
  • Phụ nữ mang thai: Sự phát triển nhanh chóng về kích thước của thai nhi có thể đè ép vào hệ thống tĩnh mạch và ngăn cản máu trở về tim dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
  • Tiền sử gia đình: Nếu các thành viên khác trong gia đình bị giãn tĩnh mạch thì bạn cũng có nguy cơ cao hơn.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn gây gia tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch. Những người thừa cân còn có nguy cơ suy vữa mạch máu dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch khác. 
  • Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài: Những người đứng hoặc ngồi một chỗ lâu có thể khiến máu hạn chế lưu thông, tăng áp lực cho các tĩnh mạch và dẫn đến tổn thương van tĩnh mạch. 

Hiểu được nguyên nhân giúp bạn phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Bài viết đã tổng hợp thông tin về nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch và các vấn đề liên quan. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn đọc. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết