Tuyến mang tai mặc dù ít được chú ý đến nhưng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá và duy trì độ ẩm cho miệng. Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn đọc các khía cạnh của bệnh u tuyến mang tai từ nguyên nhân đến triệu chứng và các phương pháp điều trị.
Có nhiều tuyến nước bọt ở môi, má, miệng và cổ họng. Sự phát triển của các tế bào, được gọi là khối u, có thể xảy ra ở bất kỳ tuyến nào trong số này. Tuyến mang tai là nơi thường xảy ra các khối u tuyến nước bọt nhất.
Tuyến mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất trong cơ thể, nằm ở vùng ngoài của mặt, gần góc hàm hai bên. Có chức năng giúp tiêu hoá thức ăn và làm ẩm vùng miệng.
Bệnh u tuyến mang tai là sự phát triển bất thường của các tế bào trong tuyến. Bệnh thường dễ nhầm lẫn với các bệnh cùng gây sưng tuyến mang tai. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và thường là lành tính. Tuy nhiên một số dạng vẫn có thể phát triển chuyển sang ác tính. U tuyến nước bọt mang tai ác tính chiếm 5% trong số khối u ác vùng đầu mặt cổ.
U tuyến nước bọt mang tai theo phân loại giải phẫu bệnh chia thành nhiều typ, theo tính chất u có thể chia thành 2 dạng:
Theo các chuyên gia nguyên nhân gây u tuyến nước bọt hiện còn chưa rõ ràng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra có một số yếu tố nguy cơ có thể tác động gây bệnh u tuyến nước bọt nói chung và u tuyến nước bọt mnag tai nói riêng:
Triệu chứng của u tuyến nước bọt mang tai có thể biến đổi tùy thuộc vào vị trí và mức độ của khối u. Cũng có khi triệu chứng không rõ ràng, bệnh phát hiện tình cờ khi chụp phim hoặc siêu âm. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
Người ta có thể dựa vào một vai triệu chứng và tính chất của khối u để phân biệt u lành tính và ác tính. Tuy nhiên để chẩn đoán một cách chính xác cần đến kết quả sinh thiết khối u:
Chẩn đoán u tuyến nước bọt mang tai được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng. Quá trình nay bao gồm hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng xác định khối bất thường tại tuyến mang tai, khám hạch và đánh giá toàn thân. Kết hợp các cận lâm sàng giúp chẩn đoán. Bao gồm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cộng hưởng từ, sinh thiết khối u và làm giải phẫu bệnh, ngoài ra có thể có các xét nghiệm hỗ trợ như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước bọt… để hỗ trợ tìm nguyên nhân và điều trị.
Sau khi chẩn đoán xác định bệnh u tuyến nước bọt mang tai. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, thể bệnh, bệnh kèm theo để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng người bệnh.
Điều trị nội khoa: Sử dụng kháng sinh trong các trường hợp do viêm nhiễm.
Đối với khối u lành tính, phẫu thuật là phương pháp thường được đặt ra, tuy nhiên nếu không điều trị triệt để khối u có thể tái phát.
Trường hợp khối u là ác tính, ngoài phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u, có thể kết hợp hoá chất và xạ trị, làm tăng hiệu quả điều trị và tránh tái phát.
U tuyến nước bọt mang tai 80% là lành tính, tuy nhiên vẫn có tỉ lệ nhất định chuyển dạng ác tính, do đó không nên chủ quan. Thông qua việc hiểu rõ về u tuyến nước bọt mang tai, cho cái nhìn toàn diện về bệnh, giúp người bệnh giảm lo lắng và có những hành động đến thăm khám kịp thời khi có triệu chứng nghi ngờ.