U tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị 
U tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị 
Nguyên nhân, triệu chứng chẩn đoán và phương pháp điều trị u tuyến nước bọt
Nguyên nhân, triệu chứng chẩn đoán và phương pháp điều trị u tuyến nước bọt -  Ảnh: BookingCare

U tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị 

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 04/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 08/12/2023
Các khối u tuyến nước bọt là sự phát triển của các tế bào bất thường bắt đầu ở tuyến nước bọt. Nhóm khối u thuộc dạng này có nhiều nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau.

Các khối u tuyến nước bọt rất hiếm gặp, trong đó 70% gặp ở tuyến mang tai. Mọi lứa tuổi đều có thể bị u tuyến nước bọt, phát hiện bệnh sớm giúp điều trị đạt hiệu quả cao. Cùng BookingCare tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị u tuyến nước bọt trong bài viết dưới đây.

U tuyến nước bọt là gì?

Tuyến nước bọt một thành phần nhỏ trong hệ hô hấp nhưng lại có vai trò quan trọng. Tuyến nước bọt nằm sau khoang miệng, sản xuất nước bọt trong miệng giúp tiêu hoá thức ăn, giữ ẩm và mà trơn. Có ba loại tuyến chính: tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm.

U tuyến nước bọt, một tình trạng y khoa hiếm gặp nhưng không kém phần quan trọng, là sự tăng trưởng bất thường ở tuyến nước bọt. Theo thống kê các khối u tuyến nước bọt chiếm khoảng 2-4% các loại khối u vùng đầu cổ, ở nước ta theo ước tính có khoảng 0,6-0,7 ca u tuyến nước bọt mới mắc trên 1000.000 dân.

Các khối u có thể ở bất kỳ vị trí nào có tuyến nước bọt đi qua, trong đó vị trí hay gặp các khối u tuyến nước bọt nhiều nhất là u tuyến nước bọt mang tai.

Phân loại u tuyến nước bọt

Theo tổ chức y tế thế giới, u tuyến nước bọt được chia làm hơn 40 loại. Đơn giản hơn có thể phân loại u tuyến nước bọt thành:

  • U lành tính: Chiếm 80% các trường hợp, các khối u không gây ra các triệu chứng nặng nề, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thường phát triển chậm.Tuy nhiên trong một số ít trường hợp khối u có thể chuyển thành ác tính nếu không được điều trị. U lành tính bao gồm: u tuyến đa hình (còn được gọi là khối u đa hình) là các khối u tuyến nước bọt lành tính thường gặp nhất, u Warthin, u tế bào hạt tuyến mang tai và u tuyến.
  • U ác tính: Khối u phát triển nhanh, gây ra các triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, khối u phát triển gây chèn ép và nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số loại như u biểu mô tuyến nhầy, ung thư biểu mô dạng túi tuyến…

Nguyên nhân gây u tuyến nước bọt

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra u tuyến nước bọt, tuy nhiên không phải lúc nào cũng tìm thấy căn nguyên rõ ràng gây bệnh. Các nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Nhiễm trùng: nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất của u tuyến nước bọt, vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào tuyến và gây viêm nhiễm (sialadenitis).
  • Sỏi tuyến: sỏi tuyến nước bọt thường hình thành khi các khoáng chất trong nước bọt tăng độ cô đặc và tạo thành các tinh thể cứng trong tuyến.
  • Yếu tố di truyền
  • Tiếp xúc môi trường độc hại: làm việc hoặc tiếp xúc môi trường độc chất trong thời gian dài cũng là tác nhân hình thành các khối tế bào bất thường.
  • Chế độ ăn: chế độ ăn nhiều chua hoặc thói quen để miệng khô có thể kích thích tuyến nước bọt có nguy cơ gây sỏi.
  • Một số bệnh như sarcoidosis, hội chứng sjogren có thể ảnh hưởng đến u tuyến nước bọt.

Triệu chứng của u tuyến nước bọt

Triệu chứng của u tuyến nước bọt có thể thay đổi tuỳ theo loại bệnh và mức độ nghiêm trọng. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến mà người bị u tuyến nước bọt có thể trải qua:

  • Đau và sưng: là triệu chứng phổ biến nhất, đau sưng tại vị trí tuyến hoặc cạnh tuyến có thể kèm nổi hạch. Người bệnh tự sờ thấy khối sưng to.
  • Cảm giác nóng và đỏ tại khu vực xung quanh. 
  • Khó khăn khi nói hoặc nuốt: khó chịu khi nuốt hoặc nói, cảm giác vướng, đặc biệt là khi ăn đồ chua cay hoặc cứng.
  • Thay đổi sự tiết nước bọt: giảm bài tiết nước bọt, cảm giác khô miệng, một vài trường hợp có thể tăng tiết.
  • Màu sắc, mùi vị của nước bọt thay đổi: nước bọt lẫn máu, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
  • Mệt mỏi, sốt: trong trường hợp nhiễm trùng có thể sốt từ vừa đến sốt cao.
  • Sút cân: khi sút trên 10% trọng lượng cơ thể cần đi khám ngay, vì đây có thể là báo hiệu của tình trạng sụt cân bệnh lý trong các bệnh ung thư.

Chẩn đoán u tuyến nước bọt

Để chẩn đoán u tuyến nước bọt thường đòi hỏi kết hợp giữa quá trình bệnh sử, kiểm tra lâm sàng và các xét nghiệm hỗ trợ.

  • Khai thác quá trình diễn ra bệnh, bác sĩ sẽ hỏi về thời gian xuất hiện triệu chứng, mức độ nghiêm trọng, các biến chứng kèm theo.
  • Kiểm tra lâm sàng: thăm khám toàn thể và thăm khám kỹ vùng các tuyến, hạch cổ để đánh giá sơ bộ tình trạng khối u.
  • Các xét nghiệm hỗ trợ: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước bọt, siêu âm, chụp X-Q, chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ, sinh thiết khối u.

Dựa trên kết quả của những phương pháp xét nghiệm và đánh giá lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị phù hợp.

Điều trị u tuyến nước bọt

Phương án điều trị phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây u tuyến nước bọt, thể bệnh và sức khỏe của người bệnh. Điều trị căn bản bao gồm phẫu thuật và điều trị nội khoa

  • Điều trị nội khoa: sử dụng kháng sinh trong trường hợp u tuyến nước bọt nhiễm trùng. Thuốc giảm đau và chống viêm cũng được sử dụng.
  • Phẫu thuật để loại bỏ khối u, kết hợp làm giải phẫu bệnh sau khi đã lấy hết tổ chức u.
  • Ngoài ra, với công nghệ y học hiện này người ta có thể dùng hoá chất và xạ trị trong điều trị các u tuyến ác tính.

Các điều trị hỗ trợ khác bao gồm:

  • Chăm sóc miệng đúng cách.
  • Điều trị các bệnh căn bản: nếu u tuyến nước bọt xuất phát từ một bệnh cơ bản như Sjögren's syndrome hoặc sarcoidosis, việc điều trị chính cơ bản này cần thiết.

Bác sĩ sẽ tuỳ vào từng người bệnh cụ thể mà cân nhắc đưa ra lựa chọn điều trị u tuyến nước bọt phù hợp. Sau điều trị người bệnh cần theo dõi và tái khám lại để đảm bảo rằng bệnh không tái phát và để bác sĩ có những điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu cần.

U tuyến nước bọt, mặc dù không phổ biến, nhưng lại có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể đối với sức khỏe. Việc hiểu rõ về bệnh lý này giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngay khi có các dấu hiệu của bệnh hay nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết