Các rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn thường gặp. Tỉ lệ người mắc rối loạn này chiếm 0,3 - 0,5 % dân số. Các rối loạn phân ly hay phát sinh ở tuổi trẻ, nữ nhiều hơn nam.
Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của rối loạn phân ly rất đa dạng. Có thể là các triệu chứng cơ thể, các triệu chứng về thần kinh, tâm thần, có thể giống rất nhiều loại bệnh khác nhau mà lại chẳng giống bệnh nào.
Các triệu chứng của rối loạn phân ly từ mất trí nhớ đến nhận dạng thay thế thường phát triển như là một phản ứng đối với chấn thương và giúp giữ những kỷ niệm khó khăn.
Trong lâm sàng, bệnh nhân thể hiện bằng một loạt các triệu chứng cơ thể cùng với mất chức năng thứ phát mà không có một nguyên nhân tổn thương thực thể nào.
Rối loạn cảm giác thường gặp trong phân ly là cảm giác đau. Tăng cảm giác đau trong phân ly phức tạp hơn nhiều, dễ làm cho người ta nhầm với các triệu chứng đau “thực vật” và đau ngoại khoa như đau viêm ruột thừa, đau giun chui ống mật, đau vùng trước tim, đau dây thần kinh hông.
Mất ý thức tạm thời. Hành động của cá nhân như một nhân cách khác, một linh hồn khác, một vị thần hoặc một lực lượng nào đó điều khiển. Xuất hiện một số động tác, tư thế, lời nói hạn chế và lặp lại.
Đó là những chấn thương gây cảm xúc mạnh như lo sợ cao độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề... Các rối loạn này thường phát sinh một thời gian ngắn sau khi chấn thương. Đôi khi khó tìm thấy dấu vết của các chấn thương tâm lý, nhất là các trường hợp tái phát nhiều lần.
Điều trị chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý, liệu pháp ám thị thường được dùng có hiệu quả. Có thể áp dụng biện pháp thôi miên cũng đạ hiệu quả tốt. Kết hợp với trị liệu tâm lý, có thể dùng các thuốc hướng tâm thần, châm cứu, bấm huyệt.
Cần chú ý khi áp dụng liệu pháp tâm lý là phải có thái độ tôn trọng người bệnh, không được xem họ là người giả bệnh. Cần tránh thái độ quá chiều chuộng, quá lo lắng, theo dõi quá chặt chẽ.
Song song với tâm lý liệu pháp cần tăng cường điều trị tâm thần, nâng đỡ thể trạng và điều chỉnh sự mất cân bằng của hai quá trình hưng phấn và ức chế ở vỏ não bằng các thuốc an thần nhẹ và các thuốc hoạt hóa vỏ não. Kết hợp với các liệu pháp điều trị toàn diện khác như âm nhạc, thể thao, lao động, thư giãn, luyện tập.