Nguyên nhân và cách phòng ngừa hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường
Nguyên nhân và cách phòng ngừa hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường - Ảnh: BookingCare
Nguyên nhân và cách phòng ngừa hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường - Ảnh: BookingCare

Nguyên nhân và cách phòng ngừa hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường

Tác giả: - Xuất bản: 21/08/2023 - Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Hiểu về nguyên nhân gây ra hiện tượng hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường, để từ đó, có cách phòng tránh hiện tượng này hiệu quả.

Hạ đường huyết là tình trạng đường máu giảm xuống dưới 70 mg/dL hay dưới 3,9 mmol/L. Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường, tùy vào thể trạng bệnh thì con số này có thể tăng lên và nghiêm trọng hơn. Nắm được nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này để có cách phòng ngừa hiệu quả qua bài viết dưới đây từ BookingCare.

Nguyên nhân khiến người bệnh đái tháo đường dễ bị hạ đường huyết

Tình trạng hạ đường huyết phổ biến ở nhất ở những người bệnh đái tháo đường có sử dụng insulin, nhưng hiện tượng này vẫn có thể xảy ra kể cả khi người bệnh đang sử dụng các loại thuốc trị đái tháo đường dạng uống.

Việc sử dụng thuốc tiêm insulin quá liều hoặc lạm dụng các loại thuốc uống để giảm đường huyết khiến đường huyết giảm ở mức quá thấp (<3,9 mmol/L) gây ra các biểu hiện đau đầu, chóng mắt, choáng váng, mắt nhìn mờ,... 

Ngoài ra, một số nguyên nhân về chế độ sinh hoạt cũng dẫn đến tình trạng hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường bao gồm:

  • Bỏ bữa hoặc ăn quá ít, nhịn đói vào ban đêm
  • Tập luyện, vận động với cường độ cao hơn nhưng không ăn bữa phụ hoặc không giảm liều lượng thuốc
  • Tiêu thụ nhiều rượu bia, ăn ít hoặc không ăn gì trước khi uống rượu bia
  • Thực hiện các chế độ giảm cân mà không điều chỉnh liều thuốc đang sử dụn

Phòng ngừa hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường

Hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường nếu xuất hiện nhiều và kéo dài sẽ xảy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến mất nhận thức và ngất xỉu. Vì vậy, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa hạ đường huyết:

  • Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên: thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về các thời điểm kiểm tra đường huyết trong ngày để chắc chắn rằng các chỉ số đường huyết của bạn luôn trong ngưỡng an toàn
  • Không nên bỏ bữa hay trì hoãn các bữa ăn: hãy có kế hoạch các bữa ăn nhẹ và bữa ăn chính trong ngày phù hợp với liều lượng thuốc và chế độ tập luyện của bạn
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng: kể cả bạn đang dùng thuốc tiêm Insulin hay thuốc giảm đường huyết dạng uống, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp lạm dụng thuốc gây ra hiện tượng hạ đường huyết
  • Điều chỉnh thuốc hoặc bổ sung thêm đồ ăn nhẹ khi vận động thể chất: cơ thể sẽ cần đường làm năng lượng cho cơ thể vận động, vì vậy bạn cần kiểm tra đường huyết trước và sau khi vận động để điều chỉnh thuốc hay bổ sung thêm đồ ăn nhẹ nhằm đảm bảo đường huyết của bạn luôn trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, không nên ăn trong lúc vận động và ngay sau vận động vì sẽ gây hạ đường huyết phản ứng
  • Hạn chế uống rượu bia hoặc không ăn gì trước khi uống: tác động của rượu khiến đường huyết giảm vài giờ sau đó, vì vậy, nếu có thể hãy hạn chế sử dụng rượu bia hoặc ăn bổ sung thức ăn trước khi uống rượu
  • Mang theo đồ ngọt, bánh kẹo, đường: đây là cách nhanh nhất để xử lý hạ đường huyết, khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng hạ đường huyết, hãy ăn một viên kẹo hoặc bất cứ loại đồ ngọt nào để đưa đường huyết tăng trở lại, về mức bình thường

Tóm lại nguyên nhân sâu xa dẫn đến hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường là do việc kiểm soát đường huyết không hiệu quả. Việc lạm dụng thuốc, ăn uống, sinh hoạt không hợp lý cũng làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường. Người bệnh nên có kế hoạch sinh hoạt điều độ, lành mạnh kết hợp với việc sử dụng thuốc đúng và đủ, theo dõi đường huyết thường xuyên để giảm thiểu tối đa nguy cơ hạ đường huyết.Nguyên nhân và cách phòng ngừa hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường - Ảnh: BookingCare

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết