Nguyên tắc và phương pháp phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa
Nguyên tắc và phương pháp phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa
Nguyên tắc và phương pháp phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa - Ảnh: BookingCare
Nguyên tắc và phương pháp phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa - Ảnh: BookingCare

Nguyên tắc và phương pháp phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 13/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 12/01/2024
Có nhiều biện pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân đau dây thần kinh tọa giúp cải thiện triệu chứng và hppx trợ điều trị bao gồm: vật lý trị liệu, vận động trị liệu, tâm lý trị liệu,...

Đau dây thần kinh tọa có thể gây ra những cảm giác đau nhức, giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh. Việc áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng giúp giảm đau đáng kể và hỗ trợ điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

Nguyên tắc phục hồi chức năng cho người bệnh đau dây thần kinh tọa

Khi thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng hỗ trợ điều trị cho người bệnh đau dây thần kinh tọa cần tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Điều trị theo nguyên nhân, giải phóng chèn ép dây thần kinh tọa
  • Giảm triệu chứng đau và phục hổi 
  • Phòng ngừa các thương tật thứ phát và các biến chứng

Các phương pháp phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, giảm viêm, tăng cường lưu thông máu và cải thiện chức năng vận động. Các phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng cho người bệnh đau dây thần kinh tọa bao gồm:

  • Nhiệt trị liệu với các phương pháp như hồng ngoại , sóng ngắn, siêu âm có tác dụng giảm đau chống co cứng cơ giãn mạch tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng
  • Điện trị liệu bao gồm điện xung, điện phân, dòng TENS, dòng giao thoa có tác dụng kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường chuyển hóa
  • Kỹ thuật xoa bóp tại vùng mô mềm ở thắt lưng và chân bị bệnh, nhờ đó, có tác dụng tăng tuần hoàn, chuyển hoá dinh dưỡng và bài tiết, điều hoà quá trình bệnh lý, thư giãn cơ, khớp sâu, giảm đau.

Vận động trị liệu

Vận động trị liệu là phương pháp chủ chốt trong phục hồi chức năng cho người bệnh đau dây thần kinh tọa. Các bài tập vận động trị liệu giúp người bệnh tăng cường sức mạnh cơ, cải thiện phạm vi chuyển động và chức năng vận động. Các bài tập vận động trị liệu thường được sử dụng cho người bệnh đau dây thần kinh tọa bao gồm:

  • Các bài tập tăng cường sức mạnh cơ: Các bài tập này giúp tăng cường sức mạnh của các cơ lưng, cơ bụng, cơ mông và cơ đùi.
  • Các bài tập kéo giãn cơ: Các bài tập này giúp cải thiện phạm vi chuyển động của các khớp lưng, khớp háng và khớp gối.
  • Các bài tập chức năng: Các bài tập này giúp người bệnh thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đi lại, ngồi, đứng, mang vác vật nặng đúng tư thế.

Hỗ trợ về mặt tâm lý

Đau dây thần kinh tọa có thể gây ra những ảnh hưởng về tâm lý như lo lắng, trầm cảm, stress. Hỗ trợ về mặt tâm lý giúp người bệnh giải tỏa tâm lý, giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Thời gian và tiến trình hồi phục chức năng

Thời gian và tiến trình phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của bệnh, tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng thể và sự tuân thủ các bài tập phục hồi chức năng của người bệnh.

Thông thường, người bệnh đau dây thần kinh tọa sẽ được điều trị bằng thuốc và các liệu pháp thụ động trong giai đoạn cấp tính như: nhiệt nóng, điện xung, siêu âm, kéo giãn.... Sau khi cơn đau giảm dần, người bệnh sẽ được chỉ định các bài tập phục hồi chức năng chủ động cần sự tham gia tích cực của người bệnh vào quá trình tập luyện.

Các bài tập phục hồi chức năng sẽ được tăng dần cường độ và phạm vi chuyển động theo thời gian và được thiết kế cá thể hóa từng người bệnh. Người bệnh cần kiên trì thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Thời gian phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa có thể dao động từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí là vài năm.

  • Đối với các trường hợp đau dây thần kinh tọa cấp tính, thời gian phục hồi thường ngắn hơn. Người bệnh có thể cảm thấy cải thiện sau vài tuần thực hiện các liệu pháp phục hồi chức năng kết hợp.
  • Đối với các trường hợp đau dây thần kinh tọa mạn tính, thời gian phục hồi thường dài hơn. Người bệnh cần kiên trì chủ động luyện tập các bài tập phục hồi chức năng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lời khuyên cho người bệnh đau dây thần kinh tọa

Để việc phục hồi chức năng và điều trị đau dây thần kinh tọa đạt kết quả tốt nhất, người bệnh nên thực hiện theo những lời khuyên sau:

  • Nghỉ ngơi:Trong giai đoạn cấp tính, người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý tránh vận động mạnh, được phép hoạt động và sinh hoạt trong mức độ đau chịu được.
  • Tuân thủ các bài tập phục hồi chức năng: Người bệnh cần tuân thủ các bài tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ phục hồi chức năng hoặc chuyên gia vật lý trị liệu.
  • Giữ cân nặng hợp lý: Thừa cân, béo phì là một yếu tố nguy cơ gây đau dây thần kinh tọa. Người bệnh nên duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên cột sống.

Việc phục hồi chức năng cho người bệnh đau dây thần kinh tọa quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tuy nhiên, người bệnh vẫn cần thực hiện các biện pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa khác theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết