Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh nhẹ, gặp ở khoảng 5 - 7% trẻ sơ sinh. Dính thắng lưỡi làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi, ảnh hưởng đến việc ăn bú, phát âm của trẻ ( bú kém, chậm tăng cân, nói ngọng, chậm nói do dính thắng lưỡi,...). Cha mẹ nên quan sát các dấu hiệu trẻ có thể bị dính thắng lưỡi dưới đây để cho trẻ đi thăm khám và điều trị sớm.
Thắng lưỡi là lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi nối từ lưỡi đến sàn miệng. Dính thắng lưỡi là khi lớp màng mỏng này ngắn, dày và căng hơn bình thường.
Tùy thuộc lứa tuổi và mức độ dính thắng lưỡi: nhẹ, trung bình, nặng, hoàn toàn mà biểu hiện dính thắng lưỡi khác nhau.
Với trẻ sơ sinh, để bú mẹ, trẻ cần ngậm cả mô vú và núm vú, đồng thời lưỡi của trẻ cần che phần nướu dưới để núm vú được bảo vệ. Một số trẻ bị dính thắng lưỡi không thể há miệng đủ rộng để ngậm vú đúng cách. Lúc này mẹ có thể quan sát một số dấu hiệu dưới đây nghi ngờ dính thắng lưỡi:
Ngoài các dấu hiệu kể trên, trẻ bị dính thắng lưỡi đôi khi cũng có thể gây ra vấn đề cho người mẹ đang cho con bú. Các vấn đề có thể bao gồm:
Mặc dù vậy, hầu hết các vấn đề khi cho con bú không phải chỉ do dính thắng lưỡi gây ra. Hơn nữa không phải trẻ dính thắng lưỡi nào cũng gặp khó khăn khi bú mẹ, do đó vậy nên để ý đến các dấu hiệu khác của tật dính thắng lưỡi.
Khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ bị dính thắng lưỡi cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt hoặc bác sĩ có chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán, đánh giá chính xác mức độ dính thắng lưỡi và xác định có cần phải cắt hay không. Những trường hợp dính thắng lưỡi nhẹ với dây thắng lưỡi mỏng có thể không cần can thiệp phẫu thuật.