Những dấu hiệu đục thủy tinh thể bạn cần biết
Những dấu hiệu đục thủy tinh thể bạn cần biết
Những dấu hiệu đục tinh thể bạn cần biết
Những dấu hiệu đục tinh thể bạn cần biết - Ảnh: BookingCare

Những dấu hiệu đục thủy tinh thể bạn cần biết

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 11/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 11/12/2023
Những triệu chứng nhận biết đục thủy tinh thể đặc trưng bao gồm: thị lực giảm, lóa sáng khó khăn khi nhìn ban đêm, nhìn màu sắc bị sai lệch, hiện tượng song thị - nhìn kép,...

Thủy tinh thể hay còn gọi là nhân mắt, là một thấu kính hai mặt lồi, có độ đàn hồi, đặc quánh và trong suốt. Theo tuổi tác, các protein bên trong thấu kính có thể kết tụ lại với nhau, khiến thấu kính từ trong suốt trở nên đục xảy ra tình trạng đục thủy tinh thể.

Vậy những có những triệu chứng nào giúp nhận biết bệnh đục thủy tinh thể? Hãy cùng BookingCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Những triệu chứng đục thủy tinh thể bạn cần biết

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù hàng đầu trên toàn thế giới. Ở Mỹ, gần 20% số người từ 65 đến 74 tuổi bị đục thủy tinh thể gây cản trở thị lực. Gần 50% số người trên 75 tuổi bị đục thủy tinh thể.

Thông thường, đục thủy tinh thể tuổi già thường diễn biến từ từ, tiến triển từ năm này qua năm khác và làm giảm thị lực theo thời gian. Trái lại, trong các trường hợp đục thủy tinh thể do chấn thương gây rách bao đựng thủy tinh thể làm đục thủy tinh thể từ vài ngày cho đến vài tuần. 

Nhìn mọi thứ bị mờ đi

Nhìn mờ là một trong những triệu chứng chính của bệnh đục thủy tinh thể. Khi mắc phải bệnh này, thủy tinh thể mắt bị mờ đục đi và không còn trong trạng thái trong suốt như bình thường. Bệnh nhân mất khả năng nhìn rõ, cảm giác như luôn có một màn sương và gây khó khăn trong việc nhìn các chi tiết và hình ảnh.

  • Hình ảnh và các đối tượng trở nên mờ mờ, không rõ ràng, có thể gặp khó khăn trong việc nhìn thấy các chi tiết và đọc sách báo,...
  • Tầm nhìn bị mờ đi do đục thủy tinh thể có thể làm mất đi sự sắc nét và độ phân giải của hình ảnh. Các chi tiết nhỏ trở nên mờ mờ và không rõ ràng như trước.

Khó khăn khi nhìn vào ban đêm

Thủy tinh thể bị đục làm mất đi sự trong suốt, tăng hấp thụ và phân tán ánh sáng của mắt. Khi môi trường trở nên tối và ánh sáng yếu, mắt không thể nhận được đủ ánh sáng để tạo ra hình ảnh rõ ràng trên võng mạc. Điều này dẫn đến sự khó khăn trong việc nhìn vào ban đêm.

Một triệu chứng khác có thể xảy ra khi bị đục thủy tinh thể là "hiện tượng halo".  Đây là hiện tượng khi các vòng sáng xuất hiện xung quanh nguồn ánh sáng trong tầm nhìn, làm mất đi sự rõ ràng và gây khó khăn trong việc vào ban đêm.

Hiện tượng song thị

Song thị là hiện tượng mắt nhìn sự vật một cách kép, tức là nhìn thấy hai hình ảnh của cùng một sự vật. Tình trạng này có thể chỉ xảy ra ở một mắt.

Nhìn thấy màu sắc bị sai lệch

Khi đục thủy tinh thể tiến triển, protein co cụm lại thành từng đám khiến cho thủy tinh thể có thể chuyển sang màu vàng hoặc nâu. Điều này dẫn đến việc người bệnh nhìn mọi vật gần như đều có màu vàng sẫm giống như đang đeo trước mắt một chiếc kính râm, làm giảm khả năng phân biệt màu sắc.

Nhạy cảm với ánh sáng cường độ cao

Do thủy tinh thể không thể phân tán ánh sáng một cách hiệu quả, nhất là vùng trung tâm, ánh sáng mạnh có thể gây ra cảm giác chói lóa và làm mất đi khả năng nhìn rõ trong môi trường sáng.

Điều này làm cho người bị đục thủy tinh thể cảm thấy khó chịu và cần phải giảm thiểu tiếp xúc với ánh sáng mạnh. Thường gặp trong các trường hợp đục thủy tinh thể trung tâm, đục thủy tinh thể dưới bao sau hoặc dưới bao trước vùng trung tâm. Vì khi gặp nguồn ánh sáng mạnh, đồng tử (con ngươi) sẽ bị co lại làm xuất hiện triệu chứng trên.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu khác có thể xuất hiện khi bị đục thủy tinh thể bao gồm cảm giác chói, lóa, độ kính thay đổi liên tục, khó nhìn khi lái xe vào ban đêm, bước chân đi cầu thang bị hụt chân.

Khi nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo đục thủy tinh thể bên trên, bạn đọc nên chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm cả việc phẫu thuật nếu cần thiết.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết