Những điều cần biết về đục thủy tinh thể ở người già
Những điều cần biết về đục thủy tinh thể ở người già
đục thủy tinh thể ở người già
Những điều cần biết về đục thủy tinh thể ở người già - Ảnh: BookingCare

Những điều cần biết về đục thủy tinh thể ở người già

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 11/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 11/12/2023
Một trong những vấn đề về mắt mà nhiều người già có thể gặp phải đó là đục thủy tinh thể. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết những thông tin cần thiết về đục thủy tinh thể ở người già.

Đục thủy tinh thể (cườm khô) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực và mù lòa ở người già. Bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở người trên 50 tuổi.

Theo nghiên cứu của Framingham Eye Study: Người bệnh ở độ tuổi 55-64 chiếm 4,5%; người bệnh ở độ tuổi 65-74 chiếm 18%; người bệnh ở độ tuổi 75-84 chiếm 49,5%. Như vậy, độ tuổi càng cao sẽ càng có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể. 

Nguyên nhân đục thủy tinh thể ở người già

90% các trường hợp  đục thủy tinh thể ở người già là do quá trình lão hóa tự nhiên của đôi mắt. Sự thiếu hụt chất chống oxy hóa trong mắt khiến thủy tinh thể xuất hiện các đốm mờ, gây cản trở tầm nhìn.

Một vài nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới đục thủy tinh thể là:

  • Rối loạn bẩm sinh
  • Do tai nạn, chấn thương
  • Biến chứng của các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, cao huyết áp,....
  • Mắc các bệnh về mắt như glôcôm, viêm màng bồ đào, viêm giác mạc
  • Ngoài ra, tiếp xúc với tia cực tím, sử dụng thuốc điều trị tại mắt và toàn thân gây tác dụng phụ cho mắt cũng là

Dấu hiệu đục thủy tinh thể ở người già

Dấu hiệu đục thủy tinh thể ở người già và những lứa tuổi khác nhìn chung không có điểm gì quá khác biệt. Cụ thể như sau:

  • Thị lực giảm: Thị lực giảm tỉ lệ thuận với mức độ đục thể thuỷ tinh. Ở trẻ nhỏ đánh giá giảm thị lực dựa vào sự mất khả năng nhìn theo đồ vật hay người thân, ở độ tuổi lớn hơn có thể đo thị lực để xác định mức độ mờ mắt.
  • Loá mắt: Đục thể thuỷ tinh bắt đầu thường gây loá mắt và nhìn mờ hơn khi có ánh sáng mạnh.
  • Giả cận thị: Mắt bị đục thể thuỷ tinh sớm có xu hướng cận thị hoá, do vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên ở những bệnh nhân trước đó phải đeo kính nhìn gần.
  • Lác mắt: Một số trường hợp đục thể thuỷ tinh, mắt đó bị nhược thị và lác.
  • Thường xuyên thay đổi độ kính do thủy tinh thể đục làm thay đổi công suất khúc xạ. 
  • Nhìn một thành hai hình, nhìn thấy nhiều bóng mờ cùng một lúc, nhìn như qua sương mù…

Điều trị đục thủy tinh thể ở người già

Sau khi khám, chẩn đoán tình trạng, bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn, lời khuyên và phương pháp điều trị phù hợp:

Với những trường hợp đục thủy tinh thể giai đoạn đầu chưa cần thiết phải phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cho bổ sung một số vitamin như C, A, E… và một số hoạt chất khác để làm chậm lại tiến trình đục thủy tinh thể.  Có thể tăng cường độ ánh sáng khi đọc chữ, làm việc trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, khói bụi.

Nếu bắt buộc thường xuyên ra ngoài nên có những biện pháp bảo vệ mắt như đeo kính râm hoặc đội mũ rộng. 

Ngoài ra, nếu bệnh tiến triển nặng hơn, thị lực suy giảm, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật đục thủy tinh thể. Phương pháp phẫu thuật được ứng dụng nhiều nhất hiện nay là phương pháp Phaco.

Đục thủy tinh thể người già xảy ra chủ yếu là do lão hóa. Nếu người bệnh duy trì được lối sống lành mạnh, tốc độ phát triển của bệnh sẽ chậm hơn. 

  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia
  • Bổ sung vitamin C, E, A, lutein, kẽm zeaxanthin có trong rau xanh, ngũ cốc, trái cây, cá…
  • Hạn chế ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn đồ ngọt

Người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc các bệnh mắt. Do đó nên khám mắt định kỳ mỗi  năm một lần để kiểm tra các bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già,  glôcôm (cườm nước), đục thủy tinh thể và các bệnh mắt khác.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết