Khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở 2

Những điều cần biết trước khi đi khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Những thông tin cần nắm được về các chuyên khoa, hướng dẫn đường đi, thời gian làm việc,... tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương dành cho bệnh nhân.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương là nơi thăm khám uy tín các bệnh liên quan đến hệ nội tiết cơ thể. Đây là tuyến cuối thăm khám và chữa trị các bệnh liên quan đến nội tiết, do đó nhận lượng bệnh nhân khá đông hàng ngày.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chung về Bệnh viện Nội tiết Trung ương và đưa ra một số lưu ý để bệnh nhân và người bệnh có thể tham khảo trước khi thăm khám tại đây.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bệnh viện Nội tiết Trung ương hiện nay có tổng cộng 26 chuyên khoa, với 18 khoa lâm sàng và 8 khoa cận lâm sàng. Các chuyên khoa làm việc với tinh thần phục vụ cho bệnh nhân và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân một cách tốt nhất, đưa ra những chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, cứu sống nhiều bệnh nhân ở các độ tuổi khác nhau. Có thể kể đến các chuyên khoa nổi bật sau:

Khoa Đái tháo đường

Chuyên môn chính

Khoa Đái tháo đường là đơn vị kỹ thuật, thực hành về công tác khám chữa bệnh đái tháo đường và các rối loạn chuyển hóa, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc phối hợp với các viện chuyên khoa, các bệnh viện trong cả nước, kết hợp với y tế cơ sở thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các tổ chức khu vực và thế giới.

Một số bác sĩ 

Một số bác sĩ hiện đang làm việc tại khoa Đái tháo đường:

  • ThS.BS. Lê Quang Toàn: Trưởng khoa
  • ThS.BS. Hồ Khải Hoàn: Phó trưởng khoa
  • Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
  • Hoàng Thu Trang
  • Nguyễn Giang Nam (làm việc kiêm nhiệm 40%)
Các bác sĩ chuyên môn tại khoa Đái tháo đường - Ảnh: https://www.benhviennoitiet.vn

Khoa Nội tiết sinh sản

Chuyên môn chính

  • Khám và điều trị cho các bệnh nhân có rối loạn nội tiết tuyến sinh dục; các bệnh nhân mắc bệnh nội tiết, đái tháo đường mang thai; tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo nhạt thai kỳ; các bệnh nhân hiếm muộn, vô sinh do nội tiết; rối loạn giới tính; rối loạn dậy thì; suy giảm sinh dục…

  • Áp dụng kỹ thuật mới vào điều trị, chẩn đoán bệnh: test dung nạp Insulin để đánh giá chức năng tuyến yên và tuyến thượng thận.

Một số bác sĩ 

  • Trưởng khoa: TS.BS. Hoàng Kim Ước 
  • Phó khoa: Th.BS. Vũ Thị Hiền Trinh
  • Bác sĩ Trần Văn Lưu
  • Bác sĩ Quản Trọng Hùng
  • Bác sĩ Trương Đức Châu

Khoa Nội tiết người lớn

Chuyên môn chính

  • Thời kì đầu điều trị các chứng bệnh như bướu giáp đơn thuần, basedow, suy giáp, đái tháo đường.
  • Tiếp nhận và triển khai các nghiệm pháp để chẩn đoán vá điều trị các bệnh nội tiết phức tạp như cường chức năng tuyến yên, suy tuyến yên, đái tháo nhạt, hội chứng Cushing, suy thượng thận, cường chức năng tuyến cận giáp, suy chức năng tuyến cận giáp…

Một số bác sĩ 

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hồng Hạnh: Trưởng khoa Nội tiết người lớn
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Gia Nam: Phó trưởng khoa Nội tiết người lớn
  • Th.BS. Nguyễn Thị Thu Quỳnh
  • Th.BS. Lê Thị Việt Hà
  • Th.BS. Đặng Thị Mai Trang
  • BSCKI. Phạm Thị Chuông
  • BSCKI. Tô Thị Kim Tha
  • BSCKI. Ma Thị Nga

Khoa Phẫu thuật tuyến giáp

Chuyên môn chính

Khám và điều trị cho bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến tuyến giáp bằng phẫu thuật: mổ mở, mổ nội soi.

Một số bác sĩ

  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Lương: Trưởng khoa Phẫu thuật tuyến giáp
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Đoàn Kết: Phó trưởng khoa Phẫu thuật tuyến giáp
Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương - Ảnh: https://www.benhviennoitiet.vn

Khoa Thận – tiết niệu

Chuyên môn chính

  • Khoa Thận-Tiết niệu có nhiệm vụ thực hiện quy chế khám, chữa bệnh, cấp cứu, tiếp nhận các bệnh nhân nội trú thuộc bệnh nội tiết và các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.
  • Nghiên cứu, áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ vào công tác khám, chữa bệnh, theo dõi bệnh nhân, nhằm đạt kết quả điều trị tốt, ngăn ngừa làm chậm sự phát triển của bệnh.
  • Đã áp dụng những kỹ thuật mới vào điều trị, chẩn đoán bệnh

Mộ số bác sĩ chuyên môn

  • ThS.BS Nguyễn Minh Hùng (Trưởng khoa)
  • BSCKII. Bùi Thanh Huyền
  • Nguyễn Thị Thu Hương
  • Nguyễn Thị Lựu
  • Trịnh Văn Đoan
  • Nguyễn Thị Quỳnh

Và các chuyên khoa khác dưới sự dẫn dắt của nhiều bác sĩ là các giáo sư, thạc sĩ chuyên môn cao.

Khám bệnh gì tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương?

Hiện tại cả 2 cơ sở của Bệnh viện Nội tiết Trung ương đều khám và điều trị những bệnh hay nhóm bệnh dưới đây:

Nhóm bệnh nội tiết sinh sản

  • Rối loạn nội tiết sinh dục
  • Đái tháo đường khi mang thai,
  • Tăng huyết áp thai kỳ,
  • Hiếm muộn, vô sinh,
  • Rối loạn dậy thì, suy giảm sinh dục
  • ...

Các bệnh nội tiết phổ biến ở người lớn

  • Đái tháo đường
  • Suy giáp
  • Basedow
  • Bướu giáp đơn thuần
  • ...

Phẫu thuật tuyến giáp

  • Mổ mở
  • Nội soi tiền liệt tuyến
  • Mồ hôi tay
  • Nội soi ổ bụng
  • ...

Nhóm bệnh liên quan đến thận - tiết niệu

  • Suy thận
  • Sỏi thận
  • Viêm thận
  • Viêm đường tiết niệu
  • ...

Địa chỉ và thông tin liên hệ

Hiện nay, Bệnh viện Nội tiết Trung ương có 2 cơ sở hoạt động tại Hà Nội:

Cơ sở 1

  • Địa chỉ: số 80 ngách 26 Thái Thịnh 2, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội

Cơ sở 2

  • Địa chỉ: số 215 Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Lưu ý chỉ có 1 số điện thoại liên hệ duy nhất của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho cả 2 cơ sở của bệnh viện là 04 385 33527

Website: https://benhviennoitiet.vn/

Fanpage: Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Lịch làm việc Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Giờ chính thức

Thời gian làm việc chính thức của Bệnh viện Nội tiết Trung ương như sau:

  • Thứ 2 – thứ 6: 7h30 – 17h
  • Thứ 7 – chủ nhật: 8h – 17h

Khám ngoài giờ

Để phục vụ số lượng bệnh nhân đông, nhu cầu thăm khám cao, Bệnh viện Nội tiết Trung ương bổ sung thêm giờ khám ngoài giờ hành chính bên trên, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của các bệnh nhân.

Khung giờ khám ngoài giờ: 17h30 – 7h30 các ngày trong tuần.

Có nhiều lựa chọn cho người đi khám ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương 

Hướng dẫn đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bệnh nhân có thể đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương bằng nhiều phương tiện khác nhau như ô tô, xe máy hay xe buýt. Phụ thuộc vào vị trí hiện tại của bạn mà chọn phương tiện đi lại  và cơ sở khám bệnh thích hợp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bệnh nhân đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương bằng cả phương tiện cá nhân và xe buýt.

Cơ sở 1

Đi từ bến xe Gia Lâm

Phương tiện cá nhân: đi theo hướng Ngô Gia Khảm >> Ngọc Lâm >> cầu Chương Dương, Yên Phụ >> Nguyễn Tri Phướng, Điện Biên Phủ >>> theo hướng Tôn Đức Thắng, Ô Chợ Dừa >> Hoàng Cầu, Yên Lãng >> Bệnh viện Nội tiết Trung ương CSI tại Thái Thịnh, Thịnh Quang.

Xe buýt: bắt tuyến xe 01 (bến xe Gia Lâm đi bến xe Yên Nghĩa) >> xuống tại 290 Tây Sơn >> đi bộ khoảng 1,3km (16p) >> Bệnh viện Nội tiết Trung ương CSI.

Đi từ bến xe Lương Yên

Phương tiện cá nhân: đi hướng Nguyễn Khoái >> Trần Khát Chân, qua hầm Kim Liên, Phạm Ngọc Thạch >> Chùa Bộc, Tây Sơn, Ngã Tư Sở >> tiếp tục theo hướng Thái Thịnh >> Bệnh viện Nội tiết Trung ương CSI.

Xe buýt: bắt tuyến 24 (Long Biên đi Cầu Giấy) tại số 18 Nguyễn Khoái >> xuống buýt tại số 470 Đường Láng >> đi bộ khoảng 400m >> Bệnh viện Nội tiết Trung ương CSI. 

Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở Thái Thịnh 

Cơ sở 2

Đi từ bến xe Gia Lâm

Phương tiện cá nhân: đi theo hướng Ngọc Lâm, Nguyễn Văn Cừ >> Nguyễn Văn Linh, QL1A đến Lĩnh Nam >> đi theo hướng Nguyễn Khoái, 02 >> Bệnh viện Nội tiết Trung ương CSII.

Xe buýt: bắt hai tuyến xe buýt lần lượt là số 48 (Savico Long Biên đi bến xe Nước Ngầm) >> xuống tại điểm đài PTTH Việt Nam, Ba Lan >> tiếp tục đón tuyến sp61 99 (Kim Mã đi Bệnh viện Nội tiết Trung ương) >> Bệnh viện Nội tiết Trung ương CSII tại Tứ Hiệp, Thanh Trì.

Đi từ bến xe Lương Yên

Phương tiện cá nhân: đi theo hướng Nguyễn Khoái >> 02, Trần Thủ Độ >> Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

Xe buýt: bắt tuyến số 40 (công viên Thống Nhất đi Văn Lâm) >>> xuống tại 22b Hai Bà Trưn, đi bộ đến 40 Ngô Quyền >> bắt tuyến 08B (Long Biên đi Vạn Phúc) >> xuống tại điểm qua cầu Trần Thủ Độ >> Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

Bản đồ Bệnh viện Nội tiết Trung ương 

Lưu ý về 2 cơ sở của Bệnh viện Nội tiết Trung ương

  • Hiện nay, cả 2 cơ sở đều khám và điều trị cho những bệnh nhân có nhu cầu. Ngoài ra, cả 2 cơ sở còn có khu điều trị nội trú khi bệnh nhân buộc phải nhập viện do tình trạng sức khỏe chuyển biến xấu.
  • Cơ sở vật chất của cơ sở 2 có phần khang trang và hiện đại hơn do mới được xây dựng và đưa vào hoạt động cách đây không lâu. Bù lại, cơ sở 1 có những bác sĩ chuyên môn nhất định, nhiều năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về hệ nội tiết.
  • Cả 2 cơ sở đều có các khoa lâm sàng, cận lâm sàng như nhau, đảm bảo chất lượng thăm khám. Tuy nhiên, bệnh nhân có nhu cầu phẫu thuật ngoại khoa vui lòng đến cơ sở 2 tại Tứ Hiệp, Thanh Trì.

Với những thông tin trên, mong rằng bệnh nhân có nhu cầu khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương sẽ chuẩn bị tốt và nhận được kết quả chẩn đoán chính xác về bệnh tình của mình.