Những sai lầm cần tránh trong cách vệ sinh khi bị viêm tai giữa
Những sai lầm cần tránh trong cách vệ sinh khi bị viêm tai giữa
Những sai lầm cần tránh trong cách vệ sinh khi bị viêm tai giữa
Những sai lầm cần tránh trong cách vệ sinh khi bị viêm tai giữa - Ảnh: FreePik

Những sai lầm cần tránh trong cách vệ sinh khi bị viêm tai giữa

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 27/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 20/02/2024
Những sai lầm trong cách vệ sinh khi bị viêm tai giữa như: tự ý dùng thuốc nhỏ tai tại nhà, hút, ngoáy mạnh hay vô tình đẩy vào bên trong tai,... gây tổn thương và làm bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng trong tai giữa, việc điều trị bệnh không quá phức tạp. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp điều trị dai dẳng không khỏi, lý do bởi cách vệ sinh khi bị viêm tai giữa không đúng. Dưới đây là những sai lầm thường gặp cần lưu ý khi chăm sóc người bị viêm tai giữa.

Những sai lầm cần tránh khi vệ sinh viêm tai giữa

Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh

Có nhiều trường hợp người bệnh tự ý mua thuốc kháng sinh về, nghiền ra và rắc vào tai mục đích muốn dịch viêm khô lại, không chảy ra ngoài. Điều này là sai hoàn toàn bởi tá dược trong thuốc sẽ gây bít tắc dẫn lưu dịch không chảy ra ngoài mà ứ đọng trong tai, khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Thuốc kháng sinh cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ, đúng mục đích và đúng cách dùng.

Vệ sinh tai chưa đúng cách

Những sai lầm khi thực hiện vệ sinh tai mà người bệnh thường gặp đó là:

  • Sử dụng dụng cụ ngoáy tai chuyên dụng bằng kim loại, không đảm bảo vệ sinh để ngoáy. Sẽ tốt hơn khi thay bằng khăn mềm ẩm hoặc bông gạc để vệ sinh. Khăn mềm hoặc bông gạc sẽ không làm tai bị đau, dùng 1 lần xong có thể bỏ, sẽ đảm bảo an toàn hơn cho tai, nhất là đối với trẻ nhỏ.
  • Cố gắng dùng bông hay dụng cụ khác ngoáy sâu vào tai để thấm hút dịch hoặc lấy ráy tai. Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa này có thể làm tổn thương màng nhĩ và đẩy các dịch tai, mủ tai vào sâu hơn. Chỉ nên thấm, lau nhẹ phần dịch viêm chảy ra bên ngoài tai.

Không chú trọng vệ sinh mũi họng

Tai mũi họng là một hệ thống cơ quan thông với nhau, khi 1 bộ phận bị tổn thương có thể ảnh hưởng ít nhiều đến hai bộ phận còn lại. Vậy nên khi mắc viêm tai giữa, cần phải súc họng và nhỏ mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Đối với trẻ nhỏ cần sử dụng dụng cụ hút mũi thì khi dùng bố mẹ nên nhẹ nhàng và tránh lạm dụng. Khuyến khích trẻ có thể tự xì, do lực hút mạnh và nhiều lần trong ngày sẽ khiến tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và tay sau khi hút mũi cho trẻ.

Xem thường bệnh viêm tai giữa

Nhìn chung, bệnh viêm tai giữa cấp tính được vệ sinh đúng cách và kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn mà không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, cách tốt nhất và an toàn nhất là đi khám để hiểu rõ tình trạng và được hướng dẫn các bước chăm sóc bởi bác sĩ.

Viêm tai giữa giai đoạn cấp không được điều trị hoặc điều trị sai cách sẽ tiến triển thành mãn tính và làm tăng các nguy cơ biến chứng. Sự tấn công mạnh mẽ của vi khuẩn, virus sẽ khiến tổn thương màng nhĩ lan rộng và các bộ phận trong tai giữa bị hoại tử, ảnh hưởng đến khả năng nghe.

Tóm lại, cần nắm rõ kiến thức và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng cũng như hạn chế xảy ra các biến chứng. Để điều trị an toàn và đúng tác nhân gây bệnh, cần đi khám tai và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.  

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết