Nội soi đại tràng có đau không? Chuẩn bị trước nội soi như thế nào

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 19/01/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Khó để đưa ra trạng thái chính xác cảm giác của từng người, có người chỉ hơi khó chịu, có người lại đau quặn không thể nằm yên. Cảm giác khi nội soi đại tràng không phải là đau mà là khó chịu, đặc biệt là lúc mới đưa máy soi vào hậu môn.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Một số lưu ý trước khi nội soi đại tràng dành cho người bệnh
Một số lưu ý trước khi nội soi đại tràng dành cho người bệnh - Ảnh: Net doctor

Ngày nay, phương pháp nội soi đại tràng được áp dụng ở hầu hết các bệnh viện, phòng khám lớn có chuyên khoa Tiêu hóa. Với kỹ thuật này, bác sĩ có thể phát hiện tổn thương niêm mạc, khối u hoặc các loại mô bất thường tại đại tràng (ruột già) của bạn.

Qua đó bác sĩ chuyên khoa cũng có thể loại bỏ khối u (polyp),mô bất thường trong quá trình nội soi. Một điều chắc chắn rằng, bất kỳ ai trước khi quyết định nội soi đại tràng đều tìm hiểu trước: Nội soi đại tràng có đau không?

Tuy nhiên, khó để đưa ra một trạng thái phản ánh chính xác cảm giác của từng người, có người chỉ hơi khó chịu vì ống nội soi cọ vào thành đại tràng, có người lại đau quặn không thể nằm yên được…

Quy trình Nội soi đại tràng

Một ca nội soi đại tràng cần tiến hành qua đầy đủ các bước sau:

  • Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa thăm khám lâm sàng, chẩn đoán và chỉ định nội soi
  • Bước 2: Xét nghiệm máu, chụp X - Quang tim phổi, siêu âm bụng và điện tâm đồ
  • Bước 3: Làm sạch đại tràng (tháo thụt)
  • Bước 4: Tiến hành nội soi
  • Bước 5: Bác sĩ xem kết quả và chỉ định điều trị

Nội soi đại tràng có đau không?

Người bệnh nằm nghiêng trái trên bàn nội soi. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa đầu ống nội soi qua hậu môn và từ từ đưa nó đến đại tràng. Người bệnh sẽ mặc quần áo được cấp chuyên dùng cho nội soi đại tràng. 

Khi nội soi, không khí được bơm vào đại tràng qua dây soi để làm căng lòng đại tràng, hình ảnh thu được sẽ rõ ràng hơn. Nhưng cũng chính vì thế mà gây ra cảm giác khó chịu, muốn đi cầu (mặc dù không có phân).

Đa số bệnh nhân cảm thấy bụng phình to, cảm giác đầy hơi và muốn xì hơi ngay lúc đó. Có thể bạn sẽ thấy ngượng, nhưng đây là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể và các bác sĩ nội soi hiểu rất rõ điều đó.

Tùy theo tình trạng của người bệnh và dựa trên những chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa, mà có thể sẽ phải lấy một vài mẫu sinh thiết (mẫu mô nhỏ) của niêm mạc đại tràng. Việc bấm sinh thiết này không gây đau.

Ngoài ra, nếu trong quá trình nội soi có phát hiện các polyp, bác sĩ có thể cắt bỏ chúng bằng một dụng cụ được đưa vào qua kênh phụ của ống nội soi. Cuối cùng, ống nội soi sẽ được kéo nhẹ nhàng ra ngoài.

Tổng kết lại

  • Cảm giác khi nội soi đại tràng không phải là đau mà là khó chịu, đặc biệt là lúc mới đưa máy soi vào hậu môn.
  • Người bệnh có thể cảm thấy áp lực, cảm giác tức bụng hoặc co rút cơ tại một vài thời điểm trong khi nội soi.
  • Có thể bị đầy bụng do không khí được bơm vào làm thổi phồng đại tràng để nhìn rõ hơn. Nhưng tình trạng đầy bụng sẽ giảm nhanh chóng khi khí được hút ra sau khi thủ thuật kết thúc hoặc qua đường tự nhiên khi người bệnh xì hơi.
  • Người bệnh có thể ra viện trong ngày, ăn uống bình thường và trở lại các hoạt động thường ngày.

Phương pháp nội soi đại tràng gây mê (nội soi đại tràng không đau)

Nội soi đại tràng và Nội soi cắt polyp đại tràng
Nội soi đại tràng và Nội soi cắt polyp đại tràng

Hiện nay, có 2 loại nội soi đại tràng được áp dụng, đó là nội soi không gây mê và nội soi gây mê.

Nội soi đại tràng gây mê: Bệnh nhân được gây mê (tiền mê) trong quá trình nội soi nên không gây khó chịu như nội soi đại tràng thông thường. Ngoài ra, gây mê bằng phương pháp tiền mê an toàn cho bệnh nhân trong nội soi, vì có trường hợp người bệnh cựa quậy mạnh do khó chịu dẫn đến cọ xát, gây tổn thương.

Nếu bạn có kế hoạch nội soi đại tràng gây mê thì nên tìm hiểu những bệnh viện, phòng khám Tiêu hóa lớn, có uy tín, đội ngũ bác sĩ tiêu hóa và bác sĩ gây mê có kinh nghiệm để yên tâm hơn.

Chuẩn bị nội soi đại tràng (lưu ý trước khi nội soi đại tràng)

Trước khi thực hiện thủ thuật, nội soi đại tràng cần sự chuẩn bị kỹ để lòng đại tràng sạch hết phân, khi nội soi bác sĩ sẽ có thể thấy rõ lòng đại tràng. Trước khi đi khám người bệnh cần lưu ý một vài điều dưới đây: 

  • Tránh ăn những thức ăn có nhiều chất xơ và rau vài ngày trước khi nội soi.
  • Nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi đi nội soi đại tràng
  • Bệnh nhân cần thông tin cho bác sĩ biết các thuốc đang điều trị, tiền sử dị ứng thuốc và các bệnh khác nếu có.
  • Trước khi nội soi, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc để làm sạch đại tràng. Thông thường người bệnh sẽ đi đại tiện phân lỏng 10 - 15 lần, cho đến khi đi đại tiện ra nước trong là đạt yêu cầu.
  • Không ăn gì sau khi sử dụng thuốc làm sạch ruột. Người bệnh có thể uống nước lọc khi cần. Không dùng thuốc tiểu đường để tránh bị hạ đường huyết trong khi soi.
  • Nếu phải làm nội soi sau 12h trưa, người bệnh có thể uống dịch lỏng 6h trước khi nội soi, gồm: nước có đường, nước lọc, nước hầm gà hoặc bò trong, nho trắng hoặc nước táo. 
 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Nội soi đại tràng. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ khám tư vấn bệnh đại tràng từ xa thông qua Video, bệnh nhân ở nhà gặp bác sĩ từ xa nhanh chóng, tiện ích và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. https://yhoccongdong.com/thongtin/noi-soi-dai-trang-colonoscopy/
2. http://benhvienlaokhoa.vn/noi-soi-toan-bo-dai-trang-bang-ong-mem-0
3. http://suckhoedoisong.vn/luu-y-khi-noi-soi-tieu-hoa-n39273.html
4. http://benhvien115.com.vn/tu-van-bac-si/nhung-viec-can-chuan-bi-khi-noi-soi-dai-trang-/20171113054712992
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/