Nội soi tiêu hóa: quy trình và một số lưu ý quan trọng

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 27/12/2016 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Nội soi tiêu hóa là một kỹ thuật thăm dò chức năng được sử dụng để phát hiện những thay đổi bất thường trong máy tiêu hóa bao gồm đại trực tràng và dạ dày tá tràng (ống tiêu hóa).

Bác sĩ tiến hành nội soi tiêu hóa cho bệnh nhân
Bác sĩ tiến hành nội soi tiêu hóa cho bệnh nhân - Ảnh minh họa - Franciscan Health

Nội soi tiêu hóa là gì?

Nội soi tiêu hóa là một kỹ thuật thăm dò chức năng được sử dụng để phát hiện những thay đổi bất thường trong máy tiêu hóa bao gồm đại trực tràng và dạ dày tá tràng (ống tiêu hóa).

Trong quá trình nội soi tiêu hóa, một ống mềm dài linh hoạt được đưa vào bộ máy tiêu hóa. Nếu nội soi dạ dày được đưa vào từ miệng, nếu nội soi đại tràng ống nội soi được đưa vào từ hâu môn. Một camera nhỏ gắn ở đầu của ống mềm linh hoạt cho phép các bác sĩ chuyên khoa xem bên trong của toàn bộ dạ dày, tá tràng và đại trực tràng.

Hiện nay, nội soi tiêu hóa là kỹ thuật thăm dò chức năng tối ưu nhất để thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa. Nội soi tiêu hóa cũng là phương án tối ưu để sàng lọc phát hiện sớm các bệnh lý ung thư tiêu hóa. 

Khi nào cần tiến hành nội soi tiêu hóa

  • Có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về nội soi tiêu hóa
  • Có các triệu chứng bệnh lý tiêu hóa như: bệnh dạ dày - tá tràng, đại trực tràng
  • Thăm khám, tầm soát bệnh lý ung thư đường tiêu hóa
  • Khi có các triệu chứng dưới đây:
    • Đầy bụng, khó tiêu
    • Đi ngoài phân đen
    • Đi ngoài ra máu tươi
    • Rối loạn tiêu hóa
    • Đau bụng không rõ nguyên nhân
    • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Quy trình nội soi tiêu hóa

  • Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định nội soi
  • Bước 2: Xét nghiệm máu, chụp X.Quang tim phổi, siêu âm bụng và điện tâm đồ
  • Bước 3: Làm sạch đại tràng (nếu là nội soi dạ dày thì không cần)
  • Bước 4: Tiến hành nội soi
  • Bước 5: Bác sĩ xem kết quả và chỉ định điều trị.
Nội soi dạ dày thì ống soi được đưa vào từ đường miệng
Nội soi dạ dày thì ống soi được đưa vào từ đường miệng

Rủi ro trong nội soi tiêu hóa

Có thể bao gồm:

  • Phản ứng với các thuốc gây mê được sử dụng trong nội soi
  • Chảy máu từ vị trí lấy mẫu sinh thiết hoặc vị trí cắt polyp hoặc mô bất thường
  • Một vết rách trong thành đại trực tràng hoặc dạ dày tá tràng.

Xem thêm 

Có 2 loại nội soi tiêu hóa

Nội soi tiêu hóa thường (nội soi tươi, nội soi không gây mê)

Là kỹ thuật nội soi tiêu hóa mà bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong khi nội soi. Với phương pháp này thì hạn chế phản ứng của thuốc gây mê nhưng bệnh nhân có thể khó chịu trong khi nội soi, nhất là khi nội soi đại tràng.

Nội soi tiêu hóa mê (tiền mê, không đau)

Là kỹ thuật nội soi tiêu hóa mà bệnh nhân được gây mê (ngủ) trong quá trình nội soi. Khi đó, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau, khó chịu trong khi bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa tiến hành nội soi.

Tuy nhiên, có thể có phản ứng của thuốc gây mê (rất hiếm xảy ra) và sau khi nội soi bệnh nhân có cảm giác mệt hoặc chưa hoàn toàn tỉnh táo dưới tác dụng của thuốc gây mê.

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bệnh nhân trong nội soi mê, thông thường bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết như đo huyết áp, nhịp tim, xét nghiệm máu, điện tim, siêu âm bụng, chụp X.quang tim phổi. 

Một số lưu ý trước khi nội soi tiêu hóa

Đối với nội soi đại tràng:

  • Nội soi đại tràng cần sự chuẩn bị kỹ để lòng đại tràng sạch hết phân, khi nội soi bác sĩ sẽ có thể thấy rõ lòng đại tràng.
  • Bệnh nhân nên tránh ăn những thức ăn có nhiều chất xơ và rau trong vài ngày, trước khi nội soi.
  • Bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi đi nội soi đại tràng
  • Bệnh nhân cần thông tin cho bác sĩ biết các thuốc đang điều trị, tiền sử dị ứng thuốc và các bệnh khác nếu có.
  • Các trường hợp khác, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn chi tiết trước khi nội soi.

Đối với nội soi dạ dày:

  • Bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 6 giờ, nhịn uống ít nhất 2 giờ trước khi nội soi
  • Bệnh nhân cho bác sĩ biết đã dùng những loại thuốc gì, các bệnh đã mắc và có dị ứng thuốc hay không
  • Sau khi nội soi: không khạc nhổ, ăn uống trong vòng 30 phút.
 
 
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/