Phân biệt bệnh zona thần kinh và giời leo
Phân biệt bệnh zona thần kinh và giời leo
Zona thần kinh và giời leo
Zona thần kinh và giời leo là hai bệnh hoàn toàn khác nhau - Ảnh: BookingCare

Phân biệt bệnh zona thần kinh và giời leo

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 22/09/2023 | Cập nhật lần cuối: 18/12/2023
Zona thần kinh và bệnh giời leo dễ nhầm lẫn vì có một biểu hiện khá giống nhau. Tuy nhiên, đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau nên cần phải phân biệt rõ ràng để điều trị đúng cách, hiệu quả.

Để phân biệt và chắc chắn mình mắc bệnh Zona thần kinh hay Giời leo, bệnh nhân nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ Thần kinh hoặc bác sĩ Da liễu có chuyên môn và kinh nghiệm.

Bệnh zona thần kinh và giời leo là gì? 

Bệnh zona thần kinh là do virus herpes zoster gây nên. Virus trú ngụ trong cơ thể ở trạng thái ngủ bên trong các dây thần kinh cảm giác. Khi chúng tái hoạt động sẽ đi dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban, mụn nước, bọng nước kèm theo đau nhức vùng có phát ban.

Bệnh giời leo là bị bỏng da do acid photpho hữu cơ từ côn trùng, Bọ giời là bị một loại côn trùng (ban đêm phát sáng màu xanh lục) bò lên da để lại chất nhầy chứa acid photpho hữu cơ gây bỏng da, nếu chúng bị đè nát thì mức độ tổn thương trên da nặng hơn, không còn là những đường vệt dài mà là một đám lớn.

Giữa bệnh zona thần kinh và giời leo có điểm chung đều là tổn thương bọng nước trên da. Nhưng trên thực tế bệnh zona thần kinh nguy hiểm hơn rất nhiều lần bệnh giời leo.

Đã từng có rất nhiều trường hợp người bệnh mắc zona thần kinh nhưng lại nhầm tưởng là giời leo, cho nên đã lựa chọn sai cách chữa trị và hậu quả dẫn tới tình trạng là bệnh lâu khỏi hơn, quá trình hồi phục lâu hơn, cũng như để lại nhiều di chứng xấu tới sức khỏe.

Do vậy, theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa khi trên da thấy xuất hiện những vết bọng nước nhỏ trên da, nhất là vùng mắt, tai, lưng… người bệnh nên đi khám để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.

Zona thần kinh và giời leo có lây không?

Cả zona thần kinh và bệnh giời leo đều có thể lây được, nhưng cơ chế lây hoàn toàn khác nhau

  • Người bị mắc Zona thần kinh có thể lây virus cho người chưa có miễn dịch (ví dụ trẻ em chưa tiêm chủng) và làm người đó bị mắc bệnh thuỷ đậu. Trường hợp nêu trên rất hãn hữu nên có thể nói bệnh zona thần kinh là bệnh không lây truyền trực tiếp..
  • Bệnh giời leo có thể lây từ người này sang người khác thông qua những tiếp xúc thông thường với mụn nước của người bệnh.

Cách phân biệt bệnh zona thần kinh và giời leo

  Zona thần kinh Giời leo
Nguyên nhân

Do sự tái phát của virus gây bệnh thủy đậu (Virus Varicella). Zona chỉ xảy ra với người đã từng bị thủy đậu.

Nếu trẻ em được chủng ngừa thủy đậu từ nhỏ, chúng sẽ giảm nguy cơ mắc thuỷ đậu và giảm nguy cơ bị zona khi lớn lên

 

Do viêm da dị ứng với phấn của côn trùng hoặc là chân của con giời. Những con côn trùng này thích sống ở nơi ẩm thấp, góc khuất, ngõ ngách hay dưới gầm giường.

Côn trùng có thể bò qua khăn mặt, quần áo. Bệnh nhân sử dụng cũng có thể bị viêm da dị ứng.

 

Vùng da bị bệnh Thường chỉ ở một vùng cơ thể, thuộc vùng chi phối của một dây thần kinh cảm giác đơn độc. Có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể khi có tiếp xúc với phấn côn trùng hay chân con giời (chân, tay, mặt, cổ, bụng...)
Biểu hiện trên da

Những mụn nước trên da có màu đỏ, chứa dịch viêm màu hồng. Các mụn có thể liền lại với nhau thành đám. Các mụn nước phát triển xung quanh, gần với các trục dây thần kinh.

Chỉ có tổn thương ở một bên cơ thể. Sau 7 – 10 ngày mụn nước chảy, khô, tạo thành vảy khô.

Một vùng da bị ngứa, rát đỏ, sau đó phù nề, xuất hiện mụn nước nhỏ.

Bề mặt da tổn thương có màu trắng xám, bên trong có chữa dịch màu trắng

Sau 5 - 7 ngày vùng da xạm có vảy da chết hoặc là các mụn phỏng trắng xám liên kết lại với nhau thành từng đám lớn vỡ ra chảy nhiều dịch. Sau vài ngày vết loét khô dần và để lại một vùng da thâm sạm.

Tiến triển Khoảng 2 tuần các vảy bong ra để lại sẹo mờ và hết dần sau vài tháng.

Khoảng 7- 8 ngày các vết chợt khô có màu đen phủ lên vùng da bị thâm.

Sau 1 – 2 tháng da sẽ trở lại bình thường.

Biến chứng

- Mắt: Gây kết mạc nhãn cầu, viêm giác mạc.

- Vùng da khác: nhiễm trùng, đau sau zona…

Có thể làm lan sang các vùng da bên cạnh khi các mụn nước bị vỡ.
Điều trị Sử dụng thuốc kháng virus, thuốc bôi ngoài da, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm. Sử dụng kiềm mạnh trung hòa acid để làm giảm bỏng rát da.

Trên đây chia sẻ của BookingCare về phân biệt zona thần kinh và giời leo. Bạn đọc nên tham khảo để tránh nhầm lẫn giữa hai căn bệnh, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare