Phân biệt loạn thần sau sinh và trầm cảm sau sinh

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 22/07/2017, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Tỉ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh chiếm 5,1%, trong khi loạn thần sau sinh là 0,5%. Bên cạnh đó, trầm cảm sau sinh và loạn thần sau sinh đều có sự khác nhau về bản chất. Mời bạn đọc cùng làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây với Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Phân biệt loạn thần sau sinh và trầm cảm sau sinh
Người mẹ mắc rối loạn tâm thần có thể có những hành vi làm nguy hại đến con (Ảnh minh họa: pixabay.com)

Thực tế một số phụ nữ sau khi sinh có thể có các biểu hiện trạng thái bệnh lý tâm thần với dấu hiệu rối loạn hành vi cảm xúc, ý thức hay tư duy. Các rối loạn hành vi, cảm xúc và ý thức xuất hiện vào thời kỳ người phụ nữ sinh đẻ thường là những trạng thái rối loạn tâm thần nặng. Khi người mẹ mắc bệnh lý này sẽ không có khả năng chăm sóc con chu đáo, thậm chí còn có hành vi cố tình gây hại cho con.

Theo thống kê, tỉ lệ phụ nữ trầm cảm sau sinh chiếm 5,1%, trong khi loạn thần sau sinh là 0,5%. Trầm cảm sau sinh và loạn thần sau sinh đều có sự khác nhau về bản chất.

Hiểu đúng bản chất từng loại bệnh này là rất cần thiết, nhằm giúp cho những người thân sống cùng nhà với bệnh nhân biết cách ứng xử phù hợp, tiên đoán được hậu quả, đưa người bệnh đến khám chuyên khoa kịp thời, tránh những tai họa đáng tiếc có thể xảy ra. Mời bạn đọc cùng Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu làm rõ trong nội dung dưới đây.

THÔNG TIN TIẾN SĨ, BÁC SĨ TRẦN THỊ HỒNG THU

  • Bác sĩ Chuyên khoa Tâm thần
  • Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (từ 2016 - nay)
  • Nguyên Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (2012 - 2016)
  • Nguyên là bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội (1993 - 1999)

Phân biệt loạn thần sau sinh và trầm cảm sau sinh

Nhìn chung: Loạn thần sau sinh xảy ra rất thất thường, không sâu sắc như trầm cảm sau sinh. Loạn thần sau sinh cũng dễ phát hiện hơn trầm cảm, bệnh nhân có những thay đổi thất thường về mọi hành vi, ngôn ngữ, hành động biến đổi, biến họ thành con người khác từ điệu cười đến thái độ.

Trầm cảm Loạn thần sau sinh 

 

  • Có biểu hiện mệt mỏi, bi quan, có suy nghĩ tiêu cực như bản thân không làm tròn nhiệm vụ của một người mẹ.
  • Khó tập trung công việc, suy giảm trí nhớ, khó ngủ, ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều.
  • Sống khép kín, không muốn nói chuyện với ai.
  • Thường xuyên bực bội, cáu gắt hoặc sợ hãi, sợ tiếng động mạnh, sợ đến nơi đông người.
  • Cảm giác mệt mỏi chán chường, không thiết làm gì, không thích hoạt động.
  • Cảm giác tức ngực, đau ngực, khó thở, run chân tay xuất hiện.
  • Ý thức vẫn tỉnh táo, nhận thức được mọi việc quanh mình.
  • Tưởng tượng có người theo dõi, có người gắn chíp vào đầu để điều khiển.
  • Có cảm giác như ai đó đang chi phối, xui khiến hoặc ra lệnh.
  • Ảo giác hay gặp nhất là ảo thanh.
  • Trong đầu bệnh nhân có những lời nói chê bai, bình phẩm bệnh nhân, thậm chí là xui khiến như xui giết người, đốt nhà, tự sát.
  • Nếu không vượt qua được, bản thân bệnh nhân sẽ bị chi phối điều khiển, thực hiện các hành vi nguy hiểm.
  • Chứng bệnh này biểu hiện ở sự rối loạn tư duy và rối loạn tri giác. Rối loạn tư duy khiến họ bị hoang tưởng, như luôn cảm giác có ai theo dõi và hãm hại mình. Còn rối loạn tri giác khiến họ ‘không bình thường’ khi nghe, ngửi, ăn, ngủ.

Loạn thần sau sinh dễ phát hiện, dễ nhận biết hơn trầm cảm, vì các biểu hiện khá rõ ràng. Loạn thần sau sinh có nhiều loại như hưng cảm sau sinh, loạn thần cấp… Cũng từ chứng bệnh loạn thần này mà người mẹ có thể hành động mất kiểm soát, “như có ai nhập vào” và sát hại con đẻ của mình.

Người mắc loạn thần sau sinh sẽ có biểu hiện tư duy khác biệt, không sâu sắc và chặt chẽ như người mắc trầm cảm, nên người xung quanh có thể phát hiện dễ dàng hơn.

Sự kiện thực tế

Điển hình cho sự khác nhau giữa trầm cảm sau sinh và loạn thần sau sinh, chúng tôi xin được trích dẫn đoạn trả lời phỏng vấn báo chí của Ts. Bs Dương Minh Tâm, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai về vụ việc người mẹ ở Thạch Thất sát hại đứa con 33 ngày tuổi:

“Hiện tại, theo thông tin báo đài, không dám đưa ra chắc chắn chẩn đoán gì cho người này. Tuy nhiên, tôi thấy không phù hợp lắm với trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh thường người bệnh thấy mệt mỏi, chán chường, buồn bã, người bệnh cố gắng vượt qua, nếu không vượt qua được mới tìm đến cái chết, nhưng không chết ngay, trước chết họ vẫn còn thương con, thương chồng, mình mất đi rồi thì con mình bơ vơ, không ai chăm, chồng thiệt thòi, vì thế người bệnh thường trì hoãn tự sát.

Nếu cố gắng mãi không vượt qua được thì tự sát, trước khi tự sát thì họ thường giết con, giết chồng, người thân. Trong trường hợp này bà mẹ chỉ giết con, còn không làm hại mình thì tôi nghĩ là không phải trầm cảm sau sinh.

Thứ nữa là bên cạnh việc giết con, người bệnh lại để lại bằng chứng mang tính hận thù liên quan người khác (bố chồng). Thông tin này càng bổ sung, củng cố cho nhận định trường hợp này không phải là trầm cảm sau sinh.

Có thể người bệnh mắc loạn thần sau sinh, bị hoang tưởng, ảo giác chi phối. Hoặc do phản ứng tâm lý nhất thời sau sinh, tức tối, mâu thuẫn cao độ làm bệnh nhân bộc phát và có hành động dại dột". (Theo anninhthudo.vn)

Khám chữa loạn thần sau sinh và trầm cảm sau sinh ở đâu

Các rối loạn tâm thần sau sinh có nhiều mức độ. Rối loạn tâm thần không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến con cái và những người xung quanh. Chính vì thế, ngay khi phát hiện các dấu hiệu rối loạn tâm thần cần đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Một số cơ sở điều trị có uy tín như: Khoa Tâm thần - Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Viện sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương...

Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa trầm cảm sau sinh. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Sau đây là một số bác sĩ giỏi chuyên Khám, tư vấn trầm cảm từ xa. Bệnh nhân có thể đặt lịch ngay tại đây để được tư vấn

Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/phat-hien-som-roi-loan-tam-than-sau-sinh-n103567.html
2. http://bachmai.gov.vn/index.php/vi/tin-tuc-va-su-kien-menuleft-31/y-hoc-thuong-thuc-menuleft-32/3507-c-n-tr-ng-v-i-lo-n-th-n-va-tr-m-c-m-sau-sinh
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/