Phân biệt viêm đại tràng co thắt và bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt là hai bệnh khác nhau về đại tràng. Tuy nhiên, trong thực tế người dân khó phân biệt được sự khác nhau giữa chúng nên có thể chọn cách điều trị chưa đúng cách.
Trong dân gian, viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) thường được người dân gọi là "viêm đại tràng mãn tính" với triệu chứng hay bị đầy hơi, sôi bụng, tiêu chảy, táo bón mỗi khi ăn đồ lạ hoặc uống nước lạnh.
Tuy nhiên, thực ra đây là dấu hiệu của bệnh "viêm đại tràng co thắt" (hội chứng ruột kích thích hoặc là hội chứng đại tràng chức năng) mà các bác sĩ chuyên khoa thường dùng. Nội dung sau đây có thể giúp bạn đọc phân biệt bệnh viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt.
Hội chứng ruột kích thích - viêm đại tràng co thắt là gì?
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là Viêm đại tràng co thắt là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Hội chứng ruột kích thích thường gây ra đau rút bụng, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.
Trên thế giới, ước tính có khoảng 20% dân số bị viêm đại tràng co thắt. Ở nước ta, 30-40% bệnh nhân đến khám chuyên khoa tiêu hóa bị viêm đại tràng co thắt. Viêm đại tràng co thắt thường gặp ở nữ nhiều hơn nam ( tỷ lệ 4 nữ giới: 1 nam giới).
Người dễ mắc viêm đại tràng co thắt là bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng, trầm cảm, ám ảnh hay bị stress tâm lý… Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng viêm đại tràng co thắt
Những triệu chứng phổ biến nhất là:
- Đau bụng hoặc đau rút
- Đầy hơi, ợ hơi
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Chất nhầy trong phân
- Khó tiêu, gầy xanh
Xét nghiệm chẩn đoán
- Xét nghiệm máu
- Siêu âm bụng
- Chụp X.Quang bụng
- Nội soi tiêu hóa
Nguyên nhân viêm đại tràng co thắt
- Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm đại tràng co thắt là do vấn đề ăn uống không hợp vệ sinh.
- Dùng nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn đường ruột
- Thần kinh căng thẳng, stress, do chấn động tâm lý.
- Mức độ bất thường của serotonin trong ruột, và yếu tố nội tiết cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt.
Biến chứng viêm đại tràng co thắt
- Tiêu chảy và táo bón, cả hai dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích, có thể làm nặng thêm bệnh trĩ.
Phân biệt viêm đại tràng co thắt và Bệnh viêm đại tràng
Bảng so sánh phân biệt bệnh viêm đại tràng co thắt và viêm đại tràng
TT | Viêm đại tràng co thắt | Viêm đại tràng |
1 | Do căng thẳng, mất ngủ (bệnh liên quan đến thần kinh trung ương) | Do nhiễm các loại vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng có thể điều trị dứt điểm |
2 | Viêm ruột do vi khuẩn | Ung thư đại tràng |
3 | Ăn nhiều chất béo, nhiều gia vị | Viêm loét chảy máu, bệnh crohn |
4 | Bệnh viêm đại tràng co thắt không gây tổn thương niêm mạc đại tràng. | Bệnh viêm đại tràng có tổn thương khu trú ở niêm mạc đại tràng |
Viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt là hai bệnh về đại tràng khác nhau có mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe khác nhau và phương án đều trị khác nhau.
Do vậy, bệnh nhân không nên tự ý chẩn đoán bệnh và điều trị tại nhà. Không tự ý mua thuốc dựa trên thông tin quảng cáo chưa kiểm chứng dẫn đến bệnh không khỏi mà có thể gây trầm trọng thêm.
Chẳng hạn, viêm đại tràng co thắt là bệnh không nguy hiểm mà chỉ gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt, giảm chất lượng cuộc sống.
Cách điều trị tốt nhất là ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để tránh căng thẳng, lo lắng. Kết hợp tập thể dục và yoga, thiền rất tốt cho người viêm đại tràng co thắt.
Trong khi đó, bệnh viêm đại tràng do nhiều nguyên nhân và mức độ khác nhau cần được khám, điều trị kịp thời tránh bệnh trầm trọng thêm và có thể gây nên biến chứng về sau.
Xem thêm Video Clip
Nhận biết, dự phòng, điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt
- Thực hiện: Nhịp cầu Y tế
- Thời lượng: 5 phút
- Khách mời: TS Lương Y Nguyễn Hoàng - Đại học Dược Hà Nội
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Khám đại tràng ở đâu tốt tại Hà Nội? (phần 1)
8 bác sĩ khám chữa bệnh viêm đại tràng co thắt giỏi ở Hà Nội
7 địa chỉ khám và điều trị hội chứng ruột kích thích viêm đại tràng co thắt tốt ở Hà Nội
Viêm đại tràng: triệu chứng, nguyên nhân, cách đi khám và điều trị hiệu quả
Viêm đại tràng mãn tính: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Chạy bộ & Leo Núi