Phân biệt xơ gan mất bù và xơ gan còn bù

Tác giả: - Xuất bản: 28/02/2024 - Cập nhật lần cuối: 28/02/2024
Phân biệt xơ gan mất bù và xơ gan còn bù
Phân biệt xơ gan mất bù và xơ gan còn bù - Ảnh: BookingCare
Việc phân biệt xơ gan còn bù hay xơ gan mất bù rất quan trọng trong quá trình điều trị hiệu quả. Theo dõi bài viết để biết xơ gan còn bù và xơ gan mất bù giống và khác nhau như nào.

Xơ gan là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà hàng triệu người trên khắp thế giới phải đối mặt. Xơ gan có thể được chia thành hai loại chính: xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Trên thực tế, phân biệt giữa hai loại xơ gan này là rất quan trọng để có thể đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả.

Theo dõi bài viết để biết xơ gan còn bù và xơ gan mất bù giống và khác nhau như nào.

Xơ gan còn bù và xơ gan mất bù

Xơ gan còn bù là giai đoạn đầu của bệnh xơ gan, khi mà gan vẫn có thể thực hiện được hầu hết các chức năng của mình, tuy nhiên đã có một số tế bào gan bị tổn thương.

Xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, khi mà gan đã bị tổn thương nặng nề, suy giảm chức năng trầm trọng.

Triệu chứng thường gặp của xơ gan mất bù và xơ gan còn bù

Triệu chứng của xơ gan còn bù

Người bệnh có thể không có triệu chứng hoặc có một số triệu chứng nhẹ, như vàng da, vàng mắt, ngứa da, mệt mỏi, chán ăn,...

Triệu chứng của xơ gan mất bù

Người bệnh có nhiều triệu chứng và dấu hiệu rõ rệt, như:

  • Bệnh vàng da: Tình trạng này xảy ra khi gan không thể loại bỏ bilirubin, một chất thải trong máu. Nó có thể làm cho da và mắt có màu vàng.
  • Cổ trướng: Điều này đề cập đến sự tích tụ chất lỏng trong bụng.
  • Giãn tĩnh mạch: Các dấu hiệu cho thấy người bệnh bị giãn tĩnh mạch chảy máu bao gồm phân đen, hắc ín, có máu hoặc nôn ra máu. Đây là trường hợp cấp cứu cần điều trị ngay.
  • Bệnh não gan: Chất độc có thể tích tụ trong não khiến người bệnh bối rối và rất mệt mỏi. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như lái xe hoặc viết lách.

Nguyên nhân dẫn tới xơ gan còn bù và xơ gan mất bù

Xơ gan luôn phát triển do một vấn đề hoặc bệnh lý khác về gan. Nếu không điều trị nguyên nhân gây xơ gan, tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn và theo thời gian, các tế bào gan khỏe mạnh sẽ không thể theo kịp. Sau một thời gian, gan có thể không hoạt động tốt hoặc không hoạt động được.

  • Uống quá nhiều rượu bia.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Bệnh tiểu đường loại 2, hội chứng chuyển hóa và bệnh béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Nếu xơ gan là do bệnh gan nhiễm mỡ, việc giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu có thể cải thiện sức khỏe gan.
  • Viêm gan B hoặc viêm gan C gây tổn thương thêm cho gan.
  • Tích tụ quá nhiều chất sắt trong cơ thể.
  • Bệnh Wilson, trong đó gan của bạn lưu trữ quá nhiều đồng.
  • Các bệnh tự miễn khiến cơ thể tấn công tế bào gan.
  • Phản ứng xấu với một số loại thuốc.
  • Suy tim mãn tính kèm theo tắc nghẽn gan.

Chẩn đoán xơ gan mất bù và xơ gan còn bù như nào?

Ở giai đoạn đầu hay xơ gan còn bù người bệnh có thể không cảm thấy các triệu chứng ngay lập tức nên có thể không phát hiện ra mình bị xơ gan cho đến khi đi khám sức khỏe định kỳ. Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cơ bản cho đến các cận lâm sàng chuyên sâu hơn.

  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Siêu âm.
  • Chụp CT, MRI.
  • Sinh thiết gan.

Điều trị xơ gan mất bù và xơ gan còn bù

Điều trị xơ gan mất bù hay xơ gan còn bù đều tập chung vào điều trị nguyên nhân gây xơ gan, điều trị triệu chứng mà người bệnh gặp phải bên cạnh đó cũng ngăn ngừa các tiến triển xấu của bệnh. 

Ghép gan được ứng dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc xơ gan mất bù và đáp ứng được các điều kiện ghép gan. Người bệnh được cấy ghép 1 phần hay toàn bộ gan từ người hiến tặng. Mô gan có thể được tái tạo lại trong vòng vài tháng.

Người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng và dấu hiệu của xơ gan để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Xác định sớm được người bệnh đang ở giai đoạn nào của xơ gan sẽ giúp quá trình điều trị có hiệu quả tốt hơn.