Hỗ trợ

Nội dung chính

Phòng chống trầm cảm sau sinh - Đơn giản và hiệu quả

Trầm cảm sau sinh là một vấn đề tương đối phổ biến, ảnh hưởng từ 10% đến 15% phụ nữ sau khi sinh. Biết cách phòng tránh bệnh từ sớm sẽ giúp cho sức khỏe của mẹ và bé được ổn định và phát triển tốt hơn, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.Trong nội dung dưới đây, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu sẽ chia sẻ thêm các thông tin đến bạn đọc.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Phòng tránh trầm cảm sau sinh sẽ giúp mẹ và bé gắn kết hơn. (Ảnh: lactationmamas)

Cứ 7 bà mẹ sau sinh (thường là những bà mẹ mới sinh lần đầu) thì sẽ có 1 người mắc chứng trầm cảm sau sinh. Đây là một dạng trầm cảm, mà khi mắc phải, người mẹ sẽ trở nên yếu đuối về tinh thần, thể chất lẫn cảm xúc. 

Bệnh trầm cảm có thể xảy ra với tất cả phụ nữ trước sinh hoặc sau khi sinh, nhưng không phải ai cũng phát hiện hay ý thức được về bệnh.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh - nhận biết và phòng ngừa bệnh trầm cảm sau sinh sớm sẽ là cách tốt nhất, tránh nguy cơ mắc bệnh cũng như những ảnh hưởng xấu của bệnh.

Để làm rõ thêm vấn đề này, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu sẽ chia sẻ thêm trong nội dung dưới đây.

THÔNG TIN TIẾN SĨ, BÁC SĨ TRẦN THỊ HỒNG THU

  • Bác sĩ Chuyên khoa Tâm thần
  • Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (từ 2016 - nay)
  • Nguyên Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (2012 - 2016)
  • Nguyên là bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội (1993 - 1999)

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh tồi tệ hơn nhiều so với tâm trạng trầm cảm mà nhiều người hay gặp phải. Những bà mẹ sau sinh thường gặp hội chứng "Baby blues", mệt mỏi, lo lắng và khó ngủ, tuy nhiên họ sẽ khỏe hơn trong vòng khoảng 2 tuần sau khi sinh con.

Còn với bệnh trầm cảm sau sinh, các triệu chứng sẽ kéo dài hơn 2 tuần và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh.

Có thể nhận biết bệnh sớm qua một số biểu hiện sau đây: (hoặc có thể tự kiểm tra mức độ trầm cảm sau sinh bằng cách làm bài test trầm cảm sau sinh EPDS tại đây)

Để có chẩn đoán chính xác có mắc trầm cảm sau sinh không, bạn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần. Nếu chưa đi khám được ngay, có thể đăng ký tư vấn khám online với bác sĩ qua Video

Trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào?

Nếu không phát hiện và điều trị thì trầm cảm sau sinh sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh.

Có những bà mẹ nghĩ con mình bị ma quỉ nhập nên tìm cách trừ tà, như vậy rất nguy hiểm đến tính mạng của bé. Ngay cả những người thân khác trong gia đình cũng vậy, có khi bà mẹ mang dao đâm người thân chỉ vì hoang tưởng bị hại.

Phòng tránh trầm cảm sau sinh

Phòng tránh là cách tốt nhất để đối phó với bệnh trầm cảm sau sinh. 

1. Thời kỳ trước khi sinh

Phụ nữ trước và sau khi sinh đều nên gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần - Ảnh: nice

Những vitamin nên bổ sung

Công dụng

Vitamin D

Vitamin D đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ thiếu vitamin D sẽ có nhiều nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn.

Vì vậy, nếu nghi ngờ bị trầm cảm sau sinh, có thể tăng lượng vitamin D. Dành nhiều thời gian hơn dưới ánh nắng mặt trời để tăng cường sản xuất vitamin trong cơ thể.

Ngoài ra, cũng có thể thử bổ sung vitamin D hoặc một số loại thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa, cá béo,...

Vitamin B

Vitamin B, đặc biệt là vitamin B2, giúp giảm chứng trầm cảm sau sinh. Thiếu vitamin B có thể khiến người mẹ cảm thấy chán nản sau khi sinh. 

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng cung cấp đủ vitamin B cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống (sữa, trứng, thịt, rau xanh…) hoặc các sản phẩm bổ sung vitamin B.

Axit béo Omega-3

Axit béo omega-3 là chất béo quan trọng và lành mạnh đi vào cơ thể bạn thông qua chế độ ăn uống hàng ngày và đóng nhiều vai trò thiết yếu. 

Người ta nhận thấy rằng việc thiếu các chất béo này trong cơ thể có thể gây ra chứng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Nó không kém phần quan trọng đối với sự phát triển trí não của bé. 

Thực phẩm có hàm lượng omega-3 cao là hạt (chẳng hạn như hạt chia, hạt lanh),cá (như cá hồi, cá ngừ, cá mòi) và nhiều loại dầu thực vật (như dầu hạt lanh).

Kẽm và Magie

Kẽm là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu đóng một vai trò quan trọng trong các chức năng khác nhau của não. Các nghiên cứu cho thấy thiếu kẽm có thể dẫn đến trầm cảm. 

Magie đóng một vai trò tương tự trong việc giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Probiotics

Probiotics là những vi khuẩn tốt đã có trong cơ thể. Số lượng probiotics ổn định có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Probiotics có thể đạt được thông qua một số loại thực phẩm như sữa chua, kim chi,.. hoặc bạn có thể bổ sung các sản phẩm giàu probiotic.

2. Thời kỳ sau khi sinh

Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương.

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Bác sĩ, chuyên gia khám, tư vấn trầm cảm tại Hà Nội. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Xem thêm

Đặt lịch tư vấn với bác sĩ từ xa qua video

Sau đây là một số bác sĩ giỏi chuyên Khám, tư vấn trầm cảm từ xa. Bệnh nhân có thể đặt lịch ngay tại đây để được tư vấn

Xem thêm

Về nhóm tác giả cẩm nang

Đội ngũ xây dựng và phát triển nội dung Cẩm Nang

Thảo Hoàng

Phát triển Sản phẩm - 10 năm kinh nghiệm

Phương Nguyễn

Biên tập viên - 7 năm kinh nghiệm

Dung Phan

Sáng tạo nội dung - 5 năm kinh nghiệm

Chương Nguyễn

Sáng tạo nội dung - 9 năm kinh nghiệm

Bài viết nội dung trên Cẩm Nang được tạo ra như thế nào

Tìm hiểu thêm

Tài liệu tham khảo

https://bookingcare.vn/cam-nang/tram-cam-sau-sinh-dau-hieu-cach-dieu-tri-va-thoat-khoi-tram-cam-p564.html#muc-1

Bài viết có liên quan

Danh mục cẩm nang