Phụ nữ mắc bệnh kinh nguyệt không đều có sao không?
Phụ nữ mắc bệnh kinh nguyệt có sao không?
Phụ nữ mắc bệnh kinh nguyệt không đều có sao không? - Ảnh: BookingCare

Phụ nữ mắc bệnh kinh nguyệt không đều có sao không?

Tác giả: - Xuất bản: 01/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 06/11/2023
Kinh nguyệt không đếu gây ra những ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Từ tuổi dậy thì đến khi mãn kinh, kinh nguyệt là một phần trong cuộc đời phụ nữ. Nó thể hiện và chịu ảnh hưởng từ sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ. Bình thường kinh nguyệt có tính chất chu kỳ. Kinh nguyệt không đều không chỉ gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày của chị em phụ nữ mà đây còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm khác. 

Dưới đây là một số ảnh hưởng của kinh nguyệt không đều

Thay đổi nội tiết tố nữ

Kinh nguyệt không đều làm thay đổi nội tiết tố nữ, khiến vẻ ngoài của chị em bị thay đổi, kém sắc, nhất là những chị em trên 30 tuổi. Nội tiết tố thay đổi cũng là nguyên nhân khiến tâm trạng chị em dễ nổi nóng, kích động và khó kiểm soát tâm trạng.

Sạm da, lão hóa sớm 

Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể có thể khiến làn da chị em trở nên kém mịn màng, nổi mụn nhiều, nám da, đồi mồi, khô ráp… điều này khiến nhiều chị em tự ti, lo lắng về vẻ ngoài mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng sống cũng như công việc.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Phụ nữ có kinh thưa của bệnh lý buồng trứng đa nang thường gây béo phì,  và kháng insullin tăng nguy cơ mắc tiểu đường type II,rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch…

Chu kỳ kinh rối loạn, kinh nguyệt ra kéo dài gây mất máu nhiều khiến người mệt mỏi, da niêm mạc tái nhợt, chóng mặt, thở gấp, tim đập nhanh... Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, cáu giận, trí nhớ giảm, dễ mắc các bệnh xương khớp.

Là dấu hiệu của một số bệnh lý khác

Kinh nguyệt không đều là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như: Đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,polyp buồng tử cung ung thư buồng trứng ung thư nội mạc tử cung và các bệnh lý khác.

Nếu chị em phụ nữ thường xuyên có kinh nguyệt không đều xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, đau bụng dữ dội,... nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời đề phòng trường hợp mắc những căn bệnh nguy hiểm khác.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Kinh nguyệt không đều là yếu tố trực tiếp tác động đến việc giảm khả năng mang thai ở nữ giới. Kinh thưa ở phụ nữ có buồng trứng đa nang không hoăc ít rụng trứng

Khó xác định ngày rụng trứng khiến chị em khó lên kế hoạch và chuẩn bị cho việc mang thai. Nhiều trường hợp cần can thiệp các phương pháp hỗ trợ sinh sản mới có thể mang thai thành công.

Ngoài ra, Kinh nguyệt không đều do mắc các bệnh phụ khoa nếu không được hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến vô sinh - hiếm muộn.

Tác hại của kinh nguyệt không đều ở từng độ tuổi khác nhau

Dưới 30 tuổi

Gây ra các biểu hiện cơ thể như đốm sắc tố da, da thịt nhão, chảy xệ, mắt thiếu linh hoạt, lỗ chân lông nở to, rậm lông, nổi mụn nhiều. Độc tố tích trữ trong cơ thể không có lợi cho việc rụng trứng, dễ gây lão hóa, vô sinh.

Từ 30 - 40 tuổi

Phụ nữ trên 35 đã bước vào giai đoạn suy giảm nội tiết gây rối loạn chu kì kinh nguyệt. Việc suy giảm nội tiết tố gây, nám da, khô âm đạo, giảm ham muốn ở độ tuổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, gây ra các triệu chứng tiền mãn kinh sớm.

Từ 40 - 55 tuổi

Lúc này nữ giới sắp phải đối mặt với thời kỳ tiền mãn kinh, tuy nhiên kinh nguyệt vẫn xuất hiện, và sự thất thường, không đều của kỳ kinh sẽ gây ra tình trạng mất ngủ, tinh thần, thể lực và trí nhớ giảm sút, loãng xương và các bệnh xương khớp khác...

Trên 55 tuổi

Nếu ở độ tuổi này mà vẫn còn kinh nguyệt, hơn nữa còn không đều, vậy chứng tỏ chức năng thận đã bị suy giảm đáng kể, buồng trứng về cơ bản đã bị khô héo.

Kinh nguyệt không đều tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng của kinh nguyệt không đều, chị em nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết