Điều trị bằng thuốc được chỉ định cho các trường hợp polyp mũi nhỏ (polyp độ I, độ II), không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc ít gây biến chứng. Thuốc điều trị chủ yếu được dùng là corticosteroid dạng xịt mũi.
Corticosteroid có tác dụng giảm viêm, giảm kích ứng niêm mạc mũi, từ đó giúp làm teo nhỏ polyp mũi. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc corticosteroid trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng huyết áp, loãng xương, tăng đường huyết, đục thủy tinh thể, HC Cushing...
Ngoài corticosteroid, một số loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng để điều trị polyp mũi, bao gồm:
Nếu polyp mũi không bị giảm kích thước hoặc loại bỏ bằng thuốc, thì có thể cần phải thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ polyp mũi.
Phẫu thuật thường được thực hiện bằng phương pháp nội soi mũi xoang, trong đó bác sĩ sử dụng một ống nội soi nhỏ có gắn cùng nguồn sáng và camera để quan sát trong hốc mũi và dùng dụng cụ phẫu thuật để cắt bỏ polyp mũi. Phẫu thuật thường được thực hiện dưới tác dụng của thuốc gây mê toàn thân hoặc thuốc gây tê cục bộ.
Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị polyp mũi:
Để phòng ngừa polyp mũi, người bệnh nên:
Tóm lại, polyp mũi là một bệnh lý khá thường gặp trong chuyên khoa tai mũi họng. Có hai phương pháp chính để điều trị polyp mũi là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Lựa chọn phương pháp điều trị nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, vị trí của polyp, tình trạng sức khỏe của người bệnh,...
Để điều trị polyp mũi hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.