Ký sinh trùng là những loại vi sinh vật gây bệnh và có khả năng sống ký sinh trên hoặc trong cơ thể con người. Để chẩn đoán và điều trị các bệnh do ký sinh trùng gây ra, việc xét nghiệm ký sinh trùng là một phương pháp quan trọng giúp xác định sự hiện diện của chúng trong cơ thể.
Dưới đây là những phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng phổ biến:
Bệnh do ký sinh trùng là một bệnh thường gặp và phổ biến khắp thế giới. Để chẩn đoán bệnh này, y học đã phát triển nhiều phương pháp xét nghiệm. Sau đây là các phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng:
Đây là phương pháp xét nghiệm thường được sử dụng để tìm ký sinh trùng đường ruột. Khi nhận được bệnh phẩm, bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ ghi nhận những đặc tính của mẫu phân, phân loại bệnh phẩm để xét nghiệm.
Các kỹ thuật xét nghiệm phân bao gồm: Kato, Kato Katz, phương pháp làm nổi trứng, phương pháp ly tâm lắng cặn, phương pháp trực tiếp… để tìm trứng, ấu trùng, kén (bào nang), thể hoạt động của ký sinh trùng. Để phát hiện được ký sinh trùng cần phải dùng kính hiển vi để quan sát.
Có hai loại xét nghiệm máu thường được sử dụng là huyết thanh học và phết máu ngoại vi.
Xét nghiệm huyết thanh học
Việc xâm nhập của ký sinh trùng vào cơ thể bệnh nhân có thể kích thích sản xuất kháng thể đặc hiệu. Do đó, nguyên tắc chung về miễn dịch học có thể áp dụng cho các bệnh ký sinh trùng. Việc xét nghiệm này được sử dụng để tìm kiếm kháng thể hoặc kháng nguyên của ký sinh trùng trong cơ thể bị nhiễm.
Kỹ thuật miễn dịch được sử dụng trong các trường hợp mà phương pháp trực tiếp không thể làm được, chẳng hạn như giai đoạn mới nhiễm, ký sinh trùng còn non, chưa đẻ trứng, trong giai đoạn mãn tính, mật độ ký sinh thấp, ký sinh trùng ký sinh trong nội tạng, ngõ cụt ký sinh như hội chứng ấu trùng di chuyển và ký sinh trùng ở dạng ấu trùng.
Các loại ký sinh trùng có thể phát hiện được như: giun đũa, sán dây lợn, candida, giun lươn, giun đũa chó mèo,...
Xét nghiệm máu ngoại vi
Có một số loại ký sinh trùng có thể trú ẩn và gây bệnh trong máu để phát hiện ký sinh trùng cần phải làm phết máu và tiêu bản máu phải được nhuộm.
Phết máu được nhuộm càng sớm càng tốt vì việc nhuộm cũng giúp kéo dài thời gian bảo quản. Có nhiều cách nhuộm như: nhuộm Gram, nhuộm Wright, nhuộm giêm sa, Hematoxilin Fe, nhuộm HE, nhuộm P.A.S.
Mục đích của xét nghiệm là phát hiện những loại ký sinh trùng gây bệnh ở vùng da, niêm mạc, lông, tóc,... Tùy từng loại bệnh phẩm mà có thể sử dụng các phương pháp khác nhau, ví dụ như:
Bên cạnh các phương pháp trên, một số các xét nghiệm khác có thể ứng dụng tìm kí sinh trùng đó là:
Phương pháp nội soi, siêu âm để tìm ký sinh trùng trong nội tạng.
Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ để tìm ký sinh trùng có thể gây ra tổn thương trong các cơ quan như: tim, gan, phổi, não, ruột, cơ….
Khi chuẩn bị thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng, bạn đọc có thể tham khảo quy trình xét nghiệm dưới đây:
Quy trình xét nghiệm ký sinh trùng thường bắt đầu bằng việc thu thập mẫu xét nghiệm từ người bệnh như máu, phân, mô hoặc dịch cơ thể. Mẫu sau đó được đưa tới phòng thí nghiệm để tiến hành xét nghiệm. Quy trình cụ thể và phương pháp xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào loại ký sinh trùng được nghi ngờ và mục tiêu cụ thể của xét nghiệm.
Sau khi xét nghiệm hoàn thành, kết quả sẽ được đánh giá bởi các chuyên gia y tế. Bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ phân tích và đọc kết quả để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng của người bệnh. Kết quả xét nghiệm cũng có thể cung cấp thông tin về mức độ nhiễm trùng, loại ký sinh trùng và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
Như vậy, có đa dạng các phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng, tùy tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.