Sạm da: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Những điều cần biết về sạm da
Những điều cần biết về tình trạng sạm da - Ảnh: BookingCare

Sạm da: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 28/09/2023 - Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Sạm da là một trong những vấn đề da liễu rất phổ biến. Cùng tìm hiểu những thông tin cụ thể về sạm da trong bài viết dưới đây.

Sạm da là tình trạng da liễu phổ biến, tuy không gây nguy hiểm nhưng trong một vài trường hợp, sạm da là biểu hiện của việc cơ thể đang gặp một vài vấn đề nào đó. Người bệnh nên đi khám hoặc xét nghiệm cụ thể để có kết quả chính xác nhất.

Sạm da là gì?

Sạm da là tình trạng tăng sắc tố trên da làm cho da vùng tổn thƣơng có màu nâu, nâu đen, vàng nâu, xanh, xanh đen, có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể, tuy nhiên vị trí hay gặp là vùng hở, đặc biệt là mặt, cổ.

Tăng sắc tố da xảy ra khi da sản sinh nhiều melanin hơn bình thường. Melanin là sắc tố chịu trách nhiệm tạo nên màu sắc cho làn da của cơ thể. Các sắc tố dư thừa sẽ lắng đọng sâu bên trong da, khiến da trông tối hơn so với vùng da xung quanh.

Nguyên nhân gây sạm da

Melanin ở trạng thái bình thường, mức ổn định sẽ giúp cho da được đều màu, khỏe mạnh. Khi có những tác động tiêu cực tới hoạt động sản sinh sắc tố này, Tế bào sắc tố melanin tăng sản xuất các hạt sắc tố làm xuất hiện những mảng màu hoặc nốt màu tối sẫm màu, hình thành sạm và các vấn đề tăng sắc tố như nám, tàn nhang, thậm chí là đồi mồi. 

Kết quả cuối cùng làm rối loạn quá trình sản sinh sắc tố melanin và sự phân bố của sắc tố melanin ở các lớp tế bào thƣợng bì, đôi khi cả trung bì, hoặc ảnh hƣởng tới số lƣợng tế bào sắc tố. 

Những nguyên nhân gây nên tình trạng sạm da bao gồm:

Sạm da do di truyền, bẩm sinh

  • Hội chứng LEOPARD.
  • Hội chứng PEUTZ-JEGHERS.
  • Hội chứng CALM.
  • Tàn nhang, bệnh BECKER.
  • Nhiễm sắc tố đầu chi của DOLI.
  • Tăng sắc tố vùng đầu chi của Kitamura.

Sạm da do rối loạn chuyển hoá

  • Bệnh thiếu sắc tố do thiếu sắt.
  • Cơ thể bị thoái hóa

Sạm da do rối loạn nội tiết

  • Bệnh Addison.
  • Dát sắc tố trong thời kì mang thai hoặc uống thuốc tránh thai gây rối loạn nội tiết.

Một vài nguyên nhân khác

  • Do quá trình lão hóa tự nhiên.
  • Do hoá chất.
  • Do dị ứng thuốc trong bệnh hồng ban.
  • Những hoá chất hay thuốc gây tăng sắc tố da.
  • Chế độ ăn uống không đủ chất, thiếu Vitamin A, B12, Vitamin PP
  • Thức khuya, ngủ không đủ giấc
  • Cơ thể thiếu nước,...
  • Cháy nắng, rám nắng ở vùng da có không được che chắn hoặc bôi kem chống nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, ánh sáng xanh,...

Xét nghiệm chẩn đoán sạm da

Chẩn đoán lâm sàng

Thông thường, sạm da có thể dễ dàng được chẩn đoán thông qua khám lâm sàng bằng cách quan sát các biểu hiện trên da. Ví dụ như: màu sắc, kích thước, vị trí,... của các vùng da bị sạm. Cần tiến hành thêm xét nghiệm Cận lâm sàng để xác định nguyên nhân, phân loại mức độ sạm da. 

Chẩn đoán cận lâm sàng

Xác định sạm da khu trú ở thượng bì, trung bì hay hỗn hợp, sử dụng đèn Wood trong buồng tối bằng cách chiếu vào tổn thương tăng sắc tố, nếu:

Sắc tố tăng đậm hơn so với nhìn mắt thường - tăng sắc tố thượng bì.

Sắc tố mờ đi hay không nhìn thấy - tăng sắc tố ở trung bì.

Còn khi chiếu đèn Wood vào tổn thương mà có chỗ tăng sắc tố, có chỗ mờ đi - tăng sắc tố ở cả thượng bì và trung bì, hay còn gọi là tăng sắc tố hỗn hợp.

Mô bệnh học: Biết tình trạng tăng sắc tố thượng bì, trung bì, hay hỗn hợp, cũng như tình trạng sắc tố và các điểm đặc trưng mô bệnh học cho mỗi một loại bệnh tăng sắc tố.

Các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân của tăng sắc tố: Bản đồ gen - đột biến gen.

Xét nghiệm sinh hoá máu để biết rõ hơn về tình trạng sạm da xem vấn đề này có liên quan tới những bệnh lý khác hay không.

Các biểu hiện của sạm da

Sạm da là tình trạng tăng sắc tố da khiến trên da xuất hiện các mảng da sậm màu hơn so với vùng da xung quanh. Tăng sắc tố da cũng có thể xuất hiện trên toàn bộ vùng da trên cơ thể.

Các vùng da bị sạm thường có màu nâu sẫm với các mảng nhỏ hoặc lớn. Ngoài ra, tình trạng da xỉn màu, đen sạm còn xuất hiện ở những vùng điển hình sau: 

  • Da mặt: Đây là vùng da dễ bị sạm da. Da đen hơn do cấu trúc da mặt mỏng hơn so với các khu vực khác. Nếu không che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài sẽ dẫn đến hiện tượng tăng sắc tố da và sạm da. 
  • Da cổ: Thói quen mặc áo hai dây, áo có dây, áo cổ rộng và không thoa kem chống nắng cho vùng cổ là cơ hội cho ánh nắng xâm nhập gây ra tình trạng đen da cổ. 
  • Da tay: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất như xà phòng, xà bông rửa bát,… tà tác nhân thúc đẩy sự phát triển của các tế bào gây sạm da tay, điển hình là mu bàn tay.

Điều trị sạm da hiệu quả

Sạm da có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào vị trí cũng như tình trạng da mà người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.

  • Điều trị nguyên nhân nếu có. 
  • Điểu chỉnh rối loạn chuyển hoá.
  • Điều hoà rối loạn nội tiết.
  • Không sử dụng thuốc hay hoá chất gây tăng sắc tố. 
  • Bổ sung vi chất và các vitamin A, PP, 3B… 
  • Dùng các biện pháp chống nắng khi ra nắng. 
  • Dùng kháng sinh, thuốc diệt vi khuẩn, virút, vi nấm.
  • Bớt sắc tố hay u cần đƣợc loại bỏ bằng phẫu thuật, laser, hoá chất

Điều trị tại chỗ

  • Có thể sử dụng các thuốc làm giảm sắc tố da như : hydroquinon, axít azelaic, leucodinin, vitamin A axít. 
  • Kem chống nắng hoặc corticoid. 

Điều trị toàn thân 

  • Uống cloroquin, plaquinil, camoquil (mỗi ngày 1 viên, có thể dùng từ một đến ba tháng).
  •  Uống thêm các thuốc vitamin C, B, PP, L- cystin liều cao, kéo dài. 
  • Các thuốc có thể dùng đơn độc hay phối hợp với một hoặc hai loại thuốc với nhau, tuỳ từng trường hợp cụ thể, theo chỉ định của bác sỹ.

Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau, bạn đọc có thể tham khảo chi tiết tại bài viết 6 cách điều trị sạm da hiệu quả

Các biện pháp phòng ngừa sạm da

Sạm da có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào nếu làn da không được bảo vệ và chăm sóc cẩn thận. Dưới đây là một số lưu ý giúp mọi người phòng tránh tình trạng da bị sạm, nám:

  • Khi ra ngoài nắng cần đội mũ rộng vành, đeo kính, bôi kem chống nắng 30 phút trƣớc khi ra ngoài trời - kể cả lúc trời râm. Hạn chế ra nắng nếu có thể nhất là vào mùa xuân hè..Uống đủ nước hàng ngày
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya, nên ngủ trước 11h
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung Vitamin C, Vitamin E, Vitamin A,...
  • Không sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ
  • Sử dụng mỹ phẩm dưỡng da phù hợp, tẩy da chết định kì
  • Hạn chế sử dụng các chất có thể là chất cảm quang gây tăng sắc tố như các hóa chất có nguồn gốc dầu mỏ, nƣớc hoa, mỹ phẩm, thuốc nhóm cyclin, sulphamid. - Có chế độ sinh hoạt điều độ, ít sử dụng bia rượu, chất kích thích

Sạm da là tình trạng da liễu lành tính không gây đau đớn hay nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, vấn đề này khiến nhiều người bị tư ti và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc.

Khi nhận thấy trên da xuất hiện những dấu hiệu của sạm da, người bệnh nên đi khám để được điều trị sớm tránh để lâu khiến tình trạng nặng hơn gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết