Theo thống kê, có khoảng 1% phụ nữ từng sảy thai gặp phải tình trạng sảy thai liên tiếp. Nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Sảy thai tự nhiên là tình trạng thai gặp vấn đề và mất trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Sảy thai liên tiếp có thể được định nghĩa là sảy thai từ 2 hoặc 3 lần liền kề nhau trở lên.
Trên thực tế, tỷ lệ sảy thai tự nhiên chiếm đến 15% tổng số ca mang thai ở phụ nữ. Nhiều người thậm chí còn không nhận ra mình có thai cho đến khi bị sảy thai.
Nguyên nhân là vì phần lớn thai bị sảy trong vòng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Các triệu chứng lúc này thường chưa rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp
Có nhiều nguyên nhân có thể gây sảy thai tái phát. Thật không may, không phải lúc nào các bác sĩ cũng có thể tìm ra lý do tại sao điều đó xảy ra. Nhưng hãy nhớ rằng hầu hết các cặp vợ chồng từng bị sẩy thai liên tiếp đều có cơ hội có con trong tương lai.
Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng sảy thai liên tiếp:
Phôi thai là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng. Nếu nhiễm sắc thể của một trong hai gặp vấn đề thì phôi sẽ có bất thường di truyền. Ngay cả khi trứng , tinh trùng bình thường, quá trình tạo phôi bình thường nhưng quá trình phát triển của phôi cũng có thể có các vấn đề phát sinh dẫn đến hình thành phôi bất thường. Những phôi bị sảy sớm thường là những phôi có bất thường lớn về di truyền. Nếu phôi không chết sớm tiếp tục phát triển thai nhi có thể bị dị dạng hoặc các vấn đề khác.
Sự bất thường về di truyền của phôi thai là lý do phổ biến nhất dẫn đến sảy thai tự nhiên lần đầu. Tuy nhiên, trường hợp phụ nữ sảy thai liên tiếp thì khả năng đây là nguyên nhân gây ra chúng càng ít.
Một số bệnh gây rối loạn đông máu, chẳng hạn như bệnh lupus ban đỏ hệ thống và hội chứng kháng phospholipid có thể gây ra tình trạng đông máu và sẩy thai tái phát. Những rối loạn hiếm gặp này của hệ thống miễn dịch ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến nhau thai và có thể gây ra cục máu đông ngăn nhau thai phát triển.
Điều này có thể làm mất đi lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho em bé, có thể dẫn đến sảy thai. Tất cả phụ nữ bị sảy thai liên tiếp nên được sàng lọc kháng thể kháng phospholipid trước khi mang thai. Điều trị có thể bao gồm dùng aspirin và liệu pháp heparin,.
Bệnh tiểu đường hoặc rối loạn tuyến giáp đặc biệt là cường giáp có thể là yếu tố gây sảy thai đơn lẻ. Chúng không gây sẩy thai tái phát miễn là bệnh được điều trị và kiểm soát tốt.
Ở một số phụ nữ,cổ tử cung không đủ vững chãi để giữ thai phát triển dẫn đến sảy thai. Bệnh lý này gọi là hở eo tử cung là nguyên nhân có thể gây sảy thai trong thời kỳ từ tuần thứ 12 trở đi.
Những phụ nữ có những bất thường nghiêm trọng về mặt giải phẫu ảnh hưởng đến tử cung và không được điều trị sẽ có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non cao hơn.
Một số bất thường trong giải phẫu cấu trúc tử cung có thể kể đến như:
Các yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai liên tiếp:
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng sức khỏe mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. Việc phát hiện ra nguyên nhân của sảy thai liên tiếp hỗ trợ rất nhiều cho điều trị. Tuy nhiên, phần lớn sảy thai liên tiếp là không rõ nguyên nhân Dưới đây là một số biện pháp điều trị sảy thai liên tiếp:
Phương pháp phẫu thuật giúp khắc phục một số vấn đề bên trong tử cung của người bệnh (dạ con). Ví dụ như tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung hoặc mô sẹo, dính buồng tử cung, việc chỉnh sửa hình dạng bên trong tử cung sẽ làm giảm nguy cơ sảy thai.
Chị em gặp các vấn đề về tự miễn dịch hoặc đông máu thường được điều trị bằng aspirin và heparin liều thấp. Những loại thuốc này được dùng trong thai kỳ để giảm nguy cơ sảy thai.
Các loại thuốc điều trị đông máu cần có sự chỉ định chính xác từ bác sĩ vì những loại thuốc này có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu nghiêm trọng.
Sự bất thường trong cấu trúc nhiễm sắc thể có thể khiến sảy thai tự nhiên liên tiếp, vô sinh hoặc sinh con dị dạng. Lúc này, việc làm xét nghiệm karyotype sẽ xác định được nhiễm sắc thể của bố và mẹ có chuyển vị hay không.
Mặc dù nhiều cặp vợ chồng bị bất thường nhiễm sắc thể vẫn có khả năng mang thai khỏe mạnh một cách tự nhiên, nhưng bác sĩ thường đề nghị họ tiến hành các phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản, chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm, phôi sẽ được sàng lọc di truyền trước khi đưa vào tử cung. Việc làm này giúp lựa chọn các phôi khỏe mạnh, không bị bất thường nhiễm sắc thể. Đây chính là nền tảng cho một thai kỳ an toàn.
Sảy thai liên tiếp có thể khởi phát do những yếu tố môi trường và thói quen sinh hoạt tác động. Chị em từng bị sảy thai hoặc đang gặp phải tình trạng sảy thai liên tiếp có thể tham khảo những biện pháp dưới đây để có thể giảm thiểu nguy cơ tái sảy thai:
Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, chị em cần thiết lập một thực đơn ăn uống đủ dưỡng chất, vận động thường xuyên, ngừng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu và cafein… sẽ làm giảm nguy cơ sảy thai nhiều lần.
Bên cạnh đó, thừa cân – béo phì cũng có liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, nếu có chỉ số cơ thể (BMI) trên 23, chị em cần giảm cân trước khi có em bé.
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, chlamydia, bệnh lậu… khiến nguy cơ sảy thai tăng lên đáng kể. Nếu chị em có các triệu chứng như ngứa âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường, tiểu đau, buốt…, cần đi xét nghiệm trước khi cố gắng thụ thai.
Sảy thai liên tiếp là nỗi ám ảnh của nhiều cặp vợ chồng, chị em cũng hình thành một tâm lý lo sợ, bế tắc khi chuẩn bị cho lần mang thai kế tiếp.
Việc củng cố tinh thần cũng như xây dựng một niềm tin vững chắc, tích cực là yếu tố quan trọng giúp chị em có nhiều cơ hội mang thai thành công hơn.
Sảy thai liên tiếp không có nghĩa là chị em không có cơ hội được làm mẹ. Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, phụ nữ bị sảy thai nhiều lần hoặc gặp các bệnh lý khác liên quan đến sức khỏe sinh sản vẫn có khả năng sinh con khỏe mạnh.
Nếu chị em đang mang thai và nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, chị em cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.