Mật là dịch tiết ngoại tiết của gan, được sản xuất liên tục để hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất béo và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. Tắc mật nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ở người bình thường, quá trình tạo mật từ gan và bài tiết mật được xảy ra liên tục. Gan bài tiết mật, 75% dịch mật sau đó theo hệ thống ống dẫn mật được dự trữ và cô đặc tại túi mật trong thời gian nhịn ăn, phần còn lại chảy vào hệ thống ống mật chủ để xuống tá tràng.
Khi ăn, túi mật đẩy 50 - 75% lượng mật vào tá tràng giúp tiêu hóa thức ăn, 90% lượng mật được tiết ra được hấp thu vào ruột non và quay trở về gan. Chính vì vậy hệ thống các ống dẫn mật có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn.
Khi ống dẫn mật bị tắc, mật sẽ không thể di chuyển xuống ruột hoặc dự trữ trong túi mật mà bị ứ lại trong gan gây ra tình trạng tắc mật. Thành phần chủ yếu của mật bao gồm: cholesterol, muối mật, sắc tố mật (bilirubin),... khi bị ứ tắc, các chất này thấm vào máu và gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng.
Tắc mật có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân gây tắc mật theo 2 nhóm chính, bao gồm:
Người bệnh mắc một số vấn đề về gan như:
Một số tổn thương xung quanh gan hoặc các bệnh lý liên quan trực tiếp đến gan mật cũng có thể gây ra tình trạng tắc mật khi ống dẫn mật bị tổn thương. Một số nguyên nhân có thẻ kể đến như:
Nhìn chung, những người có nguy cơ cao mắc bệnh tắc mật bao gồm:
Ống dẫn mật bị tắc ngăn cản dòng chảy của mật ra khỏi gan. Điều này dẫn đến sự tích tụ mật trong tế bào gan và bilirubin (sắc tố của mật) rò rỉ vào máu gây ra tình trạng vàng da, vàng mắt. Đây là biểu hiện thường thấy nhất ở người bệnh tắc mật.
Một số bệnh nhân có tình trạng tắc mật cấp tính trong vài ngày như viêm túi mật hoặc nhiễm trùng đường mật, thông thường xuất hiện triệu chứng đau bụng, sau đó sốt và có triệu chứng vàng da, các triệu chứng này biểu hiện rầm rộ và dễ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời.
Ngoài ra, tắc nghẽn ống mật, thường gặp trong các bệnh lý u hoặc ung thư, cũng làm ngăn chặn mật đến ruột của người bệnh. Khi không có mật để tiêu hóa thức ăn, việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn không diễn ra đúng cách, có thể gây thiếu hụt vitamin. Trong thời gian dài khiến người bệnh bị sụt cân, suy dinh dưỡng
Thường gặp nhất là những mảng chấm xuất huyết dưới da hoặc có khi là bị xuất huyết khi gãi. Khi bệnh diễn tiến nặng có thể gây chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, ho ra máu,...
Nếu không có bilirubin trong mật, phân của người bệnh có thể trở nên nhạt màu, có màu như đất sét, nước tiểu vàng sậm như màu nước chè đặc (khác với nước tiểu vàng do uống thuốc).
Ngoài những biểu hiện trên, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng như:
Một số triệu chứng của tắc mật rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh gan và một số bệnh lý khác. Để có thể chắc chắn người bệnh đang gặp phải tình trạng gì, mức độ nghiêm trọng ra sao, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số biện pháp xét nghiệm chẩn đoán sau:
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp mà tắc mật có thể điều trị bằng những phương pháp khác nhau.
Một số phương pháp điều trị tắc mật phổ biến dựa trên nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
Sỏi đường mật chính không biến chứng: lấy sỏi
Sỏi đường mật chính có biến chứng (cấp: viêm đường mật cấp, áp xe gan đường mật, viêm tụy cấp; mạn: viêm hẹp đường mật, xơ gan, ung thư đường mật): Điều trị biến chứng và lấy sỏi cùng lúc hoặc ưu tiên điều trị biến chứng trước rồi lấy sỏi sau.
Phương pháp lấy sỏi:
Trường hợp sỏi phát hiện lần đầu: Với sỏi ống mật chủ, phương pháp điều trị có thể Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), phẫu thuật lấy sỏi ống mật chủ và dẫn lưu, hoặc lấy sỏi qua da. Với sỏi đường mật trong gan: thông thường phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi có thể kèm dẫn lưu và lấy sỏi qua đường hầm Kehr; lấy sỏi qua da hoặc cắt gan khi có chỉ định
Trường hợp sỏi tái phát: các phương pháp thực hiện tương tự như sỏi lần đầu và có thể thực hiện thêm các phương pháp phòng chống sỏi tái phát, bao gồm: làm mật - da bằng túi mật, làm mật - ruột - da bằng quai hỗng tràng hoặc làm mật - ruột - da bằng quai ruột biệt lập. Nguyên tắc của các phương pháp này là tạo đường hầm bền vững giữa ống mật và thành bụng để dễ lấy sỏi tái phát.
Các trường hợp có biến chứng cấp tính thông thường sẽ được sử dụng kháng sinh và điều trị nhằm nâng đỡ thể trạng cho bệnh nhân.
Đối với tắc mật do ung thư quanh vùng bóng Vater (ung thư đầu tụy, ung thư bóng Vater, ung thư đoạn cuối ống mật chủ). Nguyên tắc điều trị là phẫu thuật cắt khối tá tụy kèm nạo hạch với trường hợp có thể điều trị triệt để.
Các phương pháp điều trị có thể kết hợp nhiều phương thức như hóa xạ trị kèm theo trước hoặc sau phẫu thuật. Chăm sóc giảm nhẹ được chỉ định cho các bệnh nhân có khối u không còn khả năng phẫu thuật hoặc di căn xa, bao gồm: giảm đau, giải áp đường mật và can thiệp tránh các trường hợp hẹp dạ dày.
Trong quá trình theo dõi, chăm sóc và điều trị tại nhà, người bệnh tắc mật cần lưu ý những điều sau đây:
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh tắc mật mà mọi người cần nắm rõ. Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, người bệnh cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mời bạn đọc truy cập Cẩm nang sống khỏe của BookingCare để tim đọc thêm những bài viết y khoa hữu ích.