Tai biến mạch máu não do tăng huyết áp và cách phòng tránh
Tai biến mạch máu não do tăng huyết áp và cách phòng tránh
Huyết áp tăng quá cao có thể gây ra tai biến (Ảnh mih họa: bookingcare.vn)

Tai biến mạch máu não do tăng huyết áp và cách phòng tránh

Ở người tăng huyết áp, nguy cơ tai biến tăng lên gấp 4 lần so với người bình thường, tăng huyết áp làm tăng áp lực của dòng máu lên trên thành mạch làm cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương
BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.

Tăng huyết áp là một bệnh thường gặp trong cộng đồng, tỷ lệ người mắc tăng huyết áp ngày càng tăng và tỷ lệ mắc mới ngày càng trẻ hóa. Nếu không phát hiện và có kế hoạch kiểm soát bệnh sớm, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận,... và thậm chí cả tai biến mạch máu não. Cao huyết áp được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não. Những người có tiền sử huyết áp cao sẽ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao gấp 2,5 lần so với những người không có bệnh.

Do đó, người bệnh cần hiểu rõ về nguy cơ gây tai biến của tăng huyết áp để có phương pháp điều trị và phòng bệnh kịp thời. 

Tai biến mạch máu não do tăng huyết áp 

Khái niệm chung

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là cơn đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng mô não. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết.

Hậu quả 

Tùy vào thời gian não bị thiếu lưu thông máu và phần bị ảnh hưởng mà biến chứng của cơn tai biến có thể khác nhau:

  • Tê liệt hoặc mất chuyển động cơ bắp.
  • Khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, kém kiểm soát các cơ di chuyển miệng và cổ họng, làm cho nói chuyện, nuốt hoặc ăn khó khăn.
  • Mất trí nhớ hoặc gặp rắc rối với sự hiểu biết. Phổ biến ở những người đã trải nghiệm đột quỵ
  • Một số người bị đột quỵ có thể có đau, tê hay những cảm giác khác lạ trong các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng bởi cơn đột quỵ.

Cao huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não như thế nào

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, ở người tăng huyết áp, nguy cơ tai biến tăng lên gấp 4 lần so với người bình thường. Tăng huyết áp làm tăng áp lực của dòng máu lên trên thành mạch làm cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Những tổn thương này xuất hiện ngày càng tăng ở các mạch máu não, nếu áp lực dòng máu đột ngột tăng cao có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra gây xuất huyết não.

Khi huyết áp tăng cao lâu ngày, cục máu đông hình thành sẽ gây bít tắc mạch máu dẫn tới các cơ quan trong cơ thể, gây ra những tai biến vô cùng nguy hiểm như tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim…

Quá trình hình thành cục máu đông

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra cục máu đông nhanh và có mức độ nguy hiểm lớn nhất. Dưới áp lực cao của dòng máu, lớp trong cùng của thành mạch máu bị rạn nứt, tạo điều kiện cho mỡ máu và các bạch cầu chui qua những lỗ rạn nứt để lọt xuống thành mạch máu. Theo đó, thành mạch máu sẽ bị dày lên. Mảng xơ vữa bị bong tróc lớp trên, tiểu cầu lắng đọng gây vỡ thành cục máu đông chiếm ngự lòng mạch.

Một kiểu hình thành huyết khối khác là do thành mạch máu dày lên cản trở sự di chuyển của các thành phần máu khiến chính những thứ này lắng lại tạo thành cục máu đông.

Cách thức phòng tránh 

Tăng huyết áp là nguy cơ chính gây ra nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Vì vậy cách duy nhất để phòng tránh tai biến là kiểm soát tốt mức độ huyết áp của mình. Điều trị tăng huyết áp là một quá trình lâu dài và tổng thể dựa trên sự kết hợp giữa nhiều chế độ: giảm cân, ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc. Để điều trị thành công, người bệnh cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ.

  • Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân để từng bước hạ huyết áp. Sự kết hợp giữa chế độ ăn, kiểm soát cân nặng, chế độ tập luyện và dùng thuốc đều đặn sẽ mang lại sự kiểm soát huyết áp tốt.
  • Nếu người bệnh bị thừa cân, hãy giảm cân và duy trì trọng lượng thích hợp, ăn giảm muối cũng làm cho huyết áp được kiểm soát tốt hơn.
  • Tạo thói quen vận động thường xuyên đóng vai trò rất quan trong trong quá trình điều trị. Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, làm vườn… sẽ giúp máu lưu thông ổn định, tránh hình thành các cục máu đông, tránh xơ vữa thành mạch.
  • Đối với những người bệnh giảm cân, giảm muối và thay đổi lối sống không đủ để làm giảm huyết áp, nếu cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc hạ huyết áp có thể gây ra các tác dụng phụ, do đó người bệnh phải thường xuyên trao đổi, thăm khám với bác sĩ để chọn được loại thuốc phù hợp, tuyệt đối không được bỏ thuốc.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế rượu bia, tránh những căng thẳng trong cuộc sống sẽ sẽ giúp tạo những chuyển biến tích cực hơn trong quá trình điều trị.

Nói không với chất kích thích ( Nguồn: Pixabay.com )

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
ĐẶT KHÁM
KHÁM TỪ XA