Tăng huyết áp cấp cứu là gì? Xử trí tăng huyết áp cấp cứu như thế nào?
Triệu chứng tổn thương cơ quan đích khi tăng huyết áp cấp cứu
Tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng huyết áp tăng cao, đi kèm tổn thương các cơ quan - Ảnh: BookingCare

Tăng huyết áp cấp cứu là gì? Xử trí tăng huyết áp cấp cứu như thế nào?

Tác giả: - Xuất bản: 02/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Tăng huyết áp cấp cứu là khi huyết áp tăng lên nhanh chóng và nghiêm trọng, đi kèm tổn thương các cơ quan. Vậy cụ thể chỉ số huyết áp khi đó là bao nhiêu, cần xử trí như thế nào khi gặp tình huống này.

Tăng huyết áp cấp cứu đi kèm tổn thương các cơ quan như não, tim mạch, thận,... nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể đe dọa tính mạng. Để chủ động trong các tình huống, đặc biệt với người bệnh đã được chẩn đoán tăng huyết áp, có thể tham khảo, nhận biết tăng huyết áp cấp cứu là gì cũng như hướng xử trí trong bài viết dưới đây. 

Tăng huyết áp cấp cứu là gì?

Cơn tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tăng cao nhanh chóng và nghiêm trọng: huyết áp tâm trương ≥180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm thu ≥ 120 mmHg. Dựa trên tình trạng có hay không kèm theo tổn thương cơ quan đích, cơn tăng huyết áp được chia thành 2 thể:

  • Tăng huyết áp cấp cứu (Emergency)
  • Tăng huyết áp khẩn cấp (Urgent)

Tăng huyết áp cấp cứu (Emergency) là tình huống tăng huyết áp nặng kết hợp với tổn thương cơ quan đích cấp tính, thường đe dọa tính mạng và cần can thiệp hạ huyết áp ngay lập tức, thường là liệu pháp bằng đường tĩnh mạch. Tổn thương cơ quan đích ví dụ như: xuất huyết nội sọ, đột quỵ thiếu máu não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ,...

Trường hợp người bệnh tăng huyết áp đáng kể nhưng không có tổn thương cơ quan đích cấp tính được gọi là tăng huyết áp khẩn cấp (urgent) và thường có thể được điều trị bằng liệu pháp hạ huyết áp đường uống.

Phân biệt tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn cấp

Tăng huyết áp cấp cứu Tăng huyết áp khẩn cấp
  • Tăng huyết áp nghiêm trọng: Huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg, và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120mmHg
  • Có kèm theo tổn thương cơ quan đích: xuất huyết nội sọ, đột quỵ thiếu máu não, nhồi máu cơ tim cấp,...
  • Huyết áp tăng cao kịch phát: huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120mmHg
  • Không có bằng chứng tổn thương cơ quan đích.

Nguyên nhân tăng huyết áp cấp cứu

Các ca tăng huyết áp cấp cứu hầu hết xảy ra ở những người có tiền sử cao huyết áp. Nó đặc biệt phổ biến ở những người có huyết áp trên 140/90 mm Hg. Ngoài ra nếu người bệnh có các yếu tố nguy cơ sau có thể dẫn đến cơn tăng huyết áp cấp cứu: 

  • Không tuân thủ điều trị: Quên uống/không sử dụng thuốc huyết áp. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất.
  • Đột nhiên ngưng một số loại thuốc huyết áp
  • Phản ứng thuốc
  • Người bệnh có bệnh lý: bệnh thận, các vấn đề nội tiết,...
  • Tiền sản giật hoặc sản giật khi mang thai
  • Dùng các thuốc đối kháng gây tăng huyết áp như: giảm đau, steroid
  • ...

Xử trí tăng huyết áp cấp cứu

Nếu huyết áp của bạn ≥180/120mmHg và có các triệu chứng liên quan đến huyết áp tăng cao, tổn thương cơ quan đích như: đau ngực, khó thở, đau lưng, tê bì/yếu liệt chi, suy giảm ý thức, nói khó, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn,... có thể đe dọa đến tính mạng, đây được coi là tình trạng tăng huyết áp cấp cứu và cần gọi cấp cứu ngay để nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời. Tránh những tổn thương nghiêm trọng đe dọa tính mạng.

Trong trường hợp cấp cứu tăng huyết áp, mục tiêu đầu tiên là hạ huyết áp nhanh bằng thuốc huyết áp tiêm tĩnh mạch để ngăn ngừa tổn thương cơ quan đích. Bất kỳ tổn thương cơ quan nào đã xảy ra sẽ được điều trị bằng các liệu pháp dành riêng cho cơ quan bị tổn thương.

Trong trường hợp ghi nhận chỉ số huyết áp rất cao tại nhà và không có bất kỳ triệu chứng nào, người bệnh có thể nằm nghỉ trong vài phút. Sau đó kiểm tra lại huyết áp. Nếu huyết áp vẫn còn rất cao, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế (đưa đi viện hoặc bác sĩ đến khám)

Điều này sẽ bao gồm việc kiểm tra thường xuyên để theo dõi huyết áp của bạn và tiếp tục dùng thuốc đều đặn. 

Lời khuyên cuối cho bạn đọc, nếu đã được chuẩn đoán huyết áp cao cần kiểm tra thường xuyên để theo dõi chỉ số huyết áp, dùng thuốc theo chỉ định, thăm khám định kỳ kết hợp với việc thay đổi, duy trì lối sống lành mạnh,... Hy vọng những thông tin chia sẻ đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về tăng huyết áp cấp cứu để chủ động xử trí trong một số tình huống. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết