Theo thống kê, có tới hơn 5% trên tổng số phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh tăng huyết áp thai kỳ. Chăm sóc sức khỏe cẩn thận và thăm khám thường xuyên là yếu tố quan trọng giúp chị em ngăn chặn hoặc phát hiện bệnh sớm, giảm thiểu nguy cơ mắc những biến chứng nguy hiểm.
Trước hết chúng ta cần hiểu, huyết áp là áp lực tác động lên thành động mạch để đưa máu từ tim tới nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Khi một người bị tăng huyết áp (huyết áp cao), điều đó có nghĩa là áp lực lên thành mạch máu cao hơn mức bình thường.
Phụ nữ mang thai được coi là bị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90mmHg. Trường hợp HATT >170 và/ hoặc HATTr > 110 mmHg, đây là biểu hiện của tăng huyết áp nặng.
Rối loạn tăng huyết áp thai kỳ là một thuật ngữ chỉ chung tình trạng phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp. Trong đó, các rối loạn này được chia ra thành nhiều dạng khác nhau. Dưới đây là 4 dạng của rối loạn tăng huyết áp thai kỳ phổ biến:
Huyết áp cao bắt đầu trước khi mang thai hoặc trong 20 tuần đầu của thai kỳ. Huyết áp cao thường không có triệu chứng rõ ràng nên khó có thể biết được chính xác bệnh bắt đầu từ khi nào.
Tình trạng này xảy ra khi tăng huyết áp mãn tính dẫn đến tình trạng huyết áp cao trở nên trầm trọng hơn ở phụ nữ mang thai. Những người mắc bệnh này có thể phát triển protein trong nước tiểu hoặc các biến chứng khác.
Những người bị tăng huyết áp thai kỳ có huyết áp cao bắt đầu từ sau 20 tuần mang thai. Không có protein dư thừa trong nước tiểu và không có dấu hiệu tổn thương nội tạng nào khác. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tăng huyết áp thai kỳ cuối cùng có thể dẫn đến tiền sản giật.
Tiền sản giật xảy ra khi tăng huyết áp phát triển sau 20 tuần mang thai. Tiền sản giật có liên quan đến các dấu hiệu tổn thương các hệ cơ quan khác, bao gồm thận, gan, máu hoặc não.
Tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng - thậm chí gây tử vong cho cả mẹ và bé.
Nguyên nhân chính xác gây tăng huyết áp thai kỳ vẫn chưa được xác định rõ. Một số điều kiện nhất định có thể làm tăng nguy cơ. Dưới đây là một số yếu tố cụ thể:
Để có thể xác định chính xác tình trạng bệnh cũng như đề phòng những rủi ro tiềm ẩn khác, bác sĩ có thể chỉ định thai phụ một số các biện pháp chẩn đoán sau:
Triệu chứng của tăng huyết áp thường không rõ ràng. Chính vì vậy, chị em đang mang thai cần chủ động theo dõi huyết áp thường xuyên. Dưới đây là một số lưu ý về chỉ số huyết áp mà chị em cần biết:
Sau 20 tuần mang thai, huyết áp cao hơn 140/90 mmHg mà không có tổn thương cơ quan nào khác được coi là tăng huyết áp thai kỳ. Huyết áp cần được đo và ghi lại hai lần trở lên, cách nhau ít nhất bốn giờ.
Mặc dù những triệu chứng của tăng huyết áp là không rõ ràng nhưng chị em có thể để ý những thay đổi bất thường trong cơ thể do tăng huyết áp gây ra. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:
Việc điều trị tăng huyết áp thai kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sức khỏe tổng thể của người bệnh, mức độ nghiêm trọng của tình trạng và độ tuổi của thai nhi.
Các bác sĩ có thể yêu cầu theo dõi huyết áp chặt chẽ và kiểm tra các triệu chứng của tăng huyết áp.
Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh cần khám thai thường xuyên hơn để kiểm tra huyết áp và nước tiểu với mục đích tìm kiếm dấu vết của tiền sản giật.
Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà chị em sẽ được chỉ định điều trị bằng những phương pháp khác nhau:
Tăng huyết áp thai kỳ khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng mang thai nào. Chình vì vậy, phòng ngừa bệnh ngay từ ban đầu là yếu tố quan trọng giúp chị em hạn chế nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ mà chị em nên thực hiện:
Tăng huyết áp thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn khiến thai nhi bị đe dọa đến tính mạng. Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, chị em cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị chính xác.