Bệnh Glôcôm: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị
Bệnh Glôcôm: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị
tăng nhãn áp
Glôcôm là một trong những nguyên nhân gây mù hàng đầu trên thế giới - Ảnh: BookingCare

Bệnh Glôcôm: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 25/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 25/12/2023
Tại Việt Nam, theo điều tra dịch tễ của Viện Mắt Trung ương, năm 2015 có 13.160 người mù do bệnh glôcôm.

Theo Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), glôcôm (hay cườm nước) là nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ hai, sau bệnh đục tinh thể. Ước tính hiện nay cả thế giới có khoảng 80 triệu người mắc bệnh glôcôm, con số này được dự đoán tăng lên 112 triệu vào năm 2040.

Bệnh glôcôm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn 6 lần trong số những người > 60 tuổi. Tìm hiểu chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị glôcôm trong bài viết dưới đây của BookingCare.

Triệu chứng bệnh glôcôm

Bệnh glôcôm là bệnh rối loạn ở mắt có liên quan gây tổn thương dây thần kinh thị giác (mang thông tin từ mắt đến não).

Hầu hết, bệnh glôcôm có liên quan đến áp suất bên trong mắt cao hơn bình thường — một tình trạng được gọi là tăng nhãn áp. Tuy nhiên cũng có thể xảy ra khi áp suất trong mắt (IOP) bình thường.

Bệnh nếu không được điều trị hoặc không được kiểm soát, dần trở nặng sẽ gây mất thị lực ngoại vi và dẫn đến mù lòa

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân không đau đớn hoặc giảm thị lực rõ rệt. Khi bệnh trở nên nặng hơn, bệnh nhân dần dần bắt đầu bị mất tầm nhìn ngoại vi.

Nhiều bệnh nhân glôcôm có một số triệu chứng như: Khó khăn trong việc nhìn thấy trong bóng tối, ánh sáng kém, thay đổi thường xuyên lực của mắt, thấy quầng mờ, giảm tầm nhìn, nhìn thấy quầng sáng quanh bóng đèn, đau, đỏ trong mắt và đôi khi có buồn nôn.

Có 4 loại glôcôm chính là: glôcôm góc mở, glôcôm góc đóng, glôcôm bẩm sinh, glôcôm thứ cấp. Trong đó thì glôcôm góc mở là bệnh lý phổ biến nhất.

Nguyên nhân glôcôm

Mặc dù hiện tại chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây glôcôm, tuy nhiên các yếu tố nguy cơ mắc bệnh glôcôm là tuổi trên 40, cận thị nặng, tiền sử gia đình mắc bệnh glôcôm, tiểu đường và tăng huyết áp... Cụ thể:

  • Bệnh glôcôm thường gặp ở những người trên 40 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi do lối sống không lành mạnh.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh glôcôm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Ngoài ra, những người có bệnh nền như tiểu đường, huyết áp cao hoặc sử dụng steroid trong một thời gian dài cũng dễ bị glôcôm.
Hình ảnh mắt bị tăng nhãn áp
Hình ảnh mắt bị tăng nhãn áp so với mắt khỏe mạnh và mắt bị đục thủy tinh thể - Ảnh: allaboutvision.com

Chẩn đoán glôcôm

Chẩn đoán bệnh glôcôm thường được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp và công cụ sau:

  • Đo nhãn áp (IOP): Đây là phương pháp chẩn đoán chính để xác định áp lực bên trong mắt. Một áp kế được sử dụng để đo IOP của mắt. Kết quả IOP cao hơn 21 mmHg có thể cho thấy sự bất thường.

  • Kiểm tra thị lực: Kiểm tra thị lực để xác định mức độ mất thị lực và tác động của bệnh glôcôm lên thị giác. 

  • Đo thị trường của mắt: Đo thị trường giúp phát hiện thị lực ngoại vi (khả năng nhìn không gian xung quanh mà không cần đảo mắt) đang dần mất do glôcôm.
  • Chụp cắt lớp kết hợp quang học (OCT) được sử dụng để chẩn đoán các tổn thương lớp sợi thần kinh và gai thị bị tổn thương do bệnh glôcôm ở giai đoạn sớm, lúc chưa biểu hiện giảm thị lực và thị trường. Đây là phương pháp hiện đại trong giai đoạn hiện nay.

Phương pháp điều trị glôcôm

Phương pháp điều trị glôcôm tùy thuộc vào loại bệnh và giai đoạn của bệnh glôcôm. Bao gồm: thuốc nhỏ mắt, thuốc uống, phẫu thuật laser. 

Khi điều trị bằng thuốc và laser không đáp ứng thì bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp với tình trạng bệnh của bạn như: phẫu thuật tạo lỗ dò từ tiền phòng ra khoang thượng củng mạc, cắt mống mắt chu biên, thay thủy tinh thể, đặt van tiền phòng…

Sống chung với bệnh glôcôm

Trong các trường hợp bệnh glôcôm góc mở đáp ứng với thuốc. Điều trị hạ nhãn áp mục đích là nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh thị giác.

Trong nhiều trường hợp, glôcôm tuy đã được phát hiện và điều trị, song người bệnh cho rằng bệnh đã khỏi hẳn nên không đi khám, theo dõi tiếp. Hậu quả là bệnh vẫn âm ỉ tiếp tục tiến triển dẫn đến mất dần chức năng thị giác.

Vì vậy, người bệnh glôcôm  cần phải được chăm sóc theo dõi thường xuyên, chặt chẽ từ nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tổn hại về thực thể và chức năng thị giác.

biến bệnh, hạn chế tối đa tổn hại về thực thể và chức năng thị giác.

Dưới đây là một số lưu ý khi sống chung với bệnh glôcôm:

  • Dùng thuốc glôcôm thường xuyên và theo đúng chỉ định của đơn thuốc.
  • Hạn chế caffeine vì uống nhiều caffeine có thể làm glôcôm.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và tập thể dục đều có lợi. Bệnh nhân cũng được khuyên nên kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch để tăng cường lưu thông máu ở đầu dây thần kinh thị giác.
  • Đeo kính bảo vệ mắt khi sử dụng thiết bị điện tử hoặc chơi các môn thể thao. Ngoài ra, hãy đội mũ và đeo kính râm nếu dành thời gian ở bên ngoài. Nên tránh chấn thương, đặc biệt là ở những người đã trải qua phẫu thuật glôcôm.

Trên đây là những thông tin đáng chú ý về bệnh glôcôm. Những người có dấu hiệu glôcôm hoặc được chẩn đoán bệnh cần chú ý bởi nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ tổn thương dây thần kinh, gây mất thị lực và dẫn đến mù lòa.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết