Tê bì chân tay: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 
Tê bì chân tay: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 
Tê bì chân tay: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị - Ảnh BookingCare
Tê bì chân tay: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị - Ảnh BookingCare

Tê bì chân tay: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 10/01/2024 | Cập nhật lần cuối: 22/01/2024
Cảm giác tê bì chân tay là tình trạng rối loạn cảm giác một phần hay toàn bộ ở tay và chân. Cảm giác tê bì thông thường liên quan đến các rối loạn chức năng của thần kinh ngoại vi.

Tình trạng tê bì chân tay tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không tìm được nguyên nhân và không được điều trị sớm, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc cầm nắm, đi đứng của người bệnh.

Đặc điểm tê bì chân tay

Ở người khỏe mạnh, thông thường tê bì chân tay xuất hiện nhanh chóng và mất đi ngay thường do giữ một tư thế quá lâu, gây chèn ép mạch máu thần kinh, khi thay đổi tư thế sẽ nhanh chóng mất đi. Nhưng nếu tê bì chân tay xảy ra liên tục, kéo dài, kèm theo xuất hiện các triệu chứng khác như đau nhức, yếu liệt, teo cơ… thì có thể do bệnh liên quan đến chèn ép dây thần kinh và mạch máu.

Một số đặc điểm của tê bì tay chân tay có thể gặp:

  • Tê bì tay: thường gặp hai dạng phổ biến sau: thứ nhất cảm giác tê, châm chích, cấu véo không thấy đau, lan từ cổ xuống vai xuống cánh tay, cẳng tay lan xuống bàn ngón tay; dạng thứ hai là tê bì một vài đầu ngón tay hoặc toàn bộ bàn tay một hoặc hai bên
  • Tê bì bàn chân: thường tồn tại hai dạng: tê bì từ mông lan xuống đùi, cẳng bàn ngón chân hoặc tê đơn độc vùng bàn ngón chân
  • Các triệu chứng tê bì tăng dần; có thể kèm theo các triệu chứng khác như giảm cảm giác đau, cấu véo không thấy đau, chân tay teo nhỏ, yếu cơ, giảm khả năng lao động và sinh hoạt
  • Nếu tê bì chân và tay cùng bên xảy ra đột ngột, kèm theo yếu liệt, nói ngọng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn  thì đó là triệu chứng cảnh báo tai biến mạch máu não. 

Nguyên nhân tê bì chân tay

Tổn thương các dây thần kinh là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tê bì chân tay.

  • Tê bì tạm thời và thoáng qua thường gặp khi chúng ta giữ một tư thế quá lâu: điều này có thể gây chèn ép dây thần kinh hoặc làm giảm sự lưu thông của mạch máu. Tê bì chân tay thường thấy ở người ngồi, đứng, duy trì một tư thế quá lâu, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ. Tình trạng này hay gặp ở phụ nữ mang thai và người già.
  • Tê bì chân tay kéo dài là do tổn thương bệnh lý, thường gặp do một số nguyên nhân sau: 
  • Bệnh thần kinh ngoại biên: do tổn thương các dây thần kinh tách ra từ tủy sống, thường gặp do
  • Dây thần kinh bị chèn ép do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống cổ, thắt lưng….chèn ép lên rễ, dây thần kinh gây ra cảm giác tê bì. Một trường hợp phổ biến khác hay gặp trong cuộc sống là tê bì bàn tay hai bên, xuất hiện nhiều về đêm, tăng khi đi xe máy gọi là hội chứng ống cổ tay, do dây thần kinh vùng bàn ngón tay bị chèn ép ở vị trí cỏ tay
  • Chấn thương: tai nạn, va chạm, ngã… làm tổn thương dây thần kinh dẫn đến tê bì.
  • Thiếu vitamin : Các vitamin nhóm B thường gặp là vitamin B1, vitamin B12 rất cần thiết cho sự hoạt động của các dây thần kinh. Khi thiếu các vitamin này do chế độ ăn sử dụng gạo mốc, xay sát kĩ, sử dụng khí cười quá mức sẽ làm tổn thương dây thần kinh và gây ra tê bì
  • Bệnh tiểu đường: nồng độ đường trong máu cao trong một thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường.
  • Bệnh đa xơ cứng: với những bệnh nhân bị đa xơ cứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn và tấn công lớp phủ bảo vệ xung quanh các sợi thần kinh, làm tổn thương sợi thần kinh.
  • Bệnh Raynaud: người mắc hội chứng Raynaud các mạch máu bị thu hẹp, khiến lượng máu đến bàn tay và bàn chân của bạn bị hạn chế. Việc thiếu máu lưu thông khiến các ngón tay, ngón chân dễ dẫn đến tê, lạnh, xanh xao và rất đau.
  • Một số bệnh lý liên quan đến miễn dịch, di truyền làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên cũng có thể gây tê bì

Phương pháp điều trị tình trạng tê bì chân tay

Điều trị triệu chứng, phục hồi

Phương pháp làm giảm các triệu chứng tê bì chân tay thường áp dụng để điều trị tình trạng tê bì chân tay sinh lí và đồng thời hỗ trợ điều trị tê bì do bệnh lý.

  • Tùy theo tình trạng bệnh lý của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa, sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), phối hợp với paracetamol, các vitamin nhóm B đường uống hoặc đường tiêm.
  • Bên cạnh đó còn có một số cách chăm sóc tê bì chân tay tại nhà giúp giảm các triệu chứng tê bì: chườm ấm, xoa bóp, tập thể dục, chế độ ăn uống giàu vitamin nhóm B…
  • Một số trường hợp tê bì do viêm đa dây thần kinh có thể cần sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch; tiêm phong bế bằng thuốc tê, hoặc phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh trong trường hợp tê bì do chèn ép
  • Dùng thêm biện pháp phòng ngừa ở người bị mất cảm giác tay chân: Cần mang tất và giày vừa vặn khi đi bộ, bàn chân cần được kiểm tra thường xuyên để tìm vết loét và dấu hiệu nhiễm trùng. Bệnh nhân có bàn tay không nhạy cảm (không nhận biết được nóng, lạnh) phải cảnh giác khi cầm nắm các vật nóng hoặc sắc nhọn…

Điều trị nguyên nhân

Tình trạng tê bì chân tay là một biểu hiện bệnh lý thường gặp trong các bệnh liên quan đến xương khớp, tổn thương hay chèn dây thần kinh như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đái tháo đường, thiếu vitamin nhóm B, … Trong các trường hợp kể trên, triệu chứng tê bì chỉ có thể cải thiện nếu bệnh được kiểm soát tốt. 

Tình trạng tê bì chân tay có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Bình thường, tê bì xuất hiện nhanh và biến mất ngay nhưng có không ít trường hợp kéo dài trên 6 tuần và kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác. Đó là triệu chứng tê bì chân tay bệnh lý, bạn nên đi khám sớm để tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết