Test cúm A: biểu hiện, các phương pháp và ý nghĩa kết quả xét nghiệm
Test cúm A: biểu hiện, các phương pháp và ý nghĩa kết quả xét nghiệm
test-cum-a-la-gi
Phương pháp test cúm A là một trong những xét nghiệm chẩn đoán bệnh cúm phổ biến - ảnh: BookingCare

Test cúm A: biểu hiện, các phương pháp và ý nghĩa kết quả xét nghiệm

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 27/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 04/12/2023
Test cúm A nhằm xác định sự hiện diện của virus trong cơ thể. Bài viết này cung cấp thông tin về dấu hiệu, phương pháp xét nghiệm và ý nghĩa kết quả xét nghiệm cúm A và những lưu ý sau xét nghiệm.

Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm gây ra như A/ H1N1, H5N1, H7N9,...thường gặp khi giao mùa, bệnh diễn biến nhanh, nguy hiểm và có nguy cơ cao tạo thành dịch. Bệnh ban đầu dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường

Triệu chứng cảnh báo thực hiện test cúm A

Khác với cảm lạnh thông thường, các triệu chứng của cúm A thường xảy ra đột ngột và nhanh chóng. Các dấu hiệu phổ biến của cúm A bao gồm:

  • Ho
  • Sổ mũi, nghẹt mũi
  • Hắt hơi
  • Đau họng, đau đầu
  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Người ớn lạnh, đau mỏi cơ
  • Viêm tai
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau ngực

Một số trường hợp người bệnh có thể tự khỏi triệu chứng sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hơn một tuần mà không có cải thiện, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Đặc biệt, các trường hợp có nguy cơ cao, sống ở các khu vực đang bùng phát dịch cúm A, trẻ em, người già trên 65 tuổi hoặc những người có hệ thống miễn dịch yếu nếu không được theo dõi và thực hiện xét nghiệm cúm kịp thời có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Test cúm A (hay xét nghiệm cúm A) là phương pháp tìm kiếm virus cúm A dựa trên các mẫu dịch tễ từ người nghi nhiễm để chẩn đoán sự hiện diện của virus cúm A trong cơ thể. Kết quả xét nghiệm cúm A cung cấp thông tin hữu ích hỗ trợ phòng ngừa và điều trị cúm A hiệu quả.

Các phương pháp xét nghiệm cúm A

Xét nghiệm cúm A sử dụng mẫu dịch tiết từ mũi hoặc cổ họng người bệnh. Mẫu này được phân tích dựa trên hai phương pháp chủ yếu như sau:

  • Xét nghiệm RT-PCR: Phương pháp này sử dụng kỹ thuật chuỗi polymerase (PCR) để phát hiện và sao chép một phần tử gen của virus cúm A trong mẫu thử. PCR cho phép xác định sự hiện diện và số lượng của virus trong cơ thể.
  • Xét nghiệm miễn dịch: Phương pháp này sử dụng các chất thử miễn dịch để phát hiện sự hiện diện của kháng nguyên cúm A hoặc kháng thể được tạo ra bởi cơ thể để chống lại virus cúm A. Các phương pháp miễn dịch bao gồm xét nghiệm miễn dịch kháng nguyên và xét nghiệm miễn dịch kháng thể (IA).
  • Ngoài ra có thể thực hiện xét nghiệm test nhanh hoặc phân lập virus để chẩn đoán thêm.

Cách đọc và xử lý kết quả xét nghiệm cúm A

Kết quả xét nghiệm cúm A thường đưa ra hai trường hợp chính. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp bệnh nhân.

Kết quả dương tính

Kết quả dương tính chỉ ra virus cúm A tồn tại trong mẫu dịch tễ xét nghiệm. Khi đó, người bệnh cần:

  • Gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về các biện pháp điều trị và phòng ngừa cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của virus cúm A.
  • Một số thuốc kháng virus chống lại nhiễm trùng có thể được chỉ định nếu các triệu chứng diễn biến nghiêm trọng như: thuốc Zanamivir (Relenza), Oseltamivir (Tamiflu), Peramivir (Rapivab)... tùy chỉ định sử dụng của bác sĩ.
  • Người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra định kỳ sau điều trị để chẩn đoán virus có còn trong cơ thể hay không và thực hiện tiêm phòng để tăng khả năng miễn dịch.

Kết quả âm tính

Kết quả chỉ ra không tìm thấy virus cúm A trong mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, kết quả không khẳng định người làm xét nghiệm không nhiễm cúm A hay loại trừ khả năng virus đang ủ bệnh, do đó:

  • Người làm xét nghiệm cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cúm như: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
  • Ngoài ra, những trường hợp này cần thực hiện xét nghiệm định kỳ và tiêm phòng bổ sung nếu chưa tiêm vacxin ngừa cúm A trước đó.

Tự test cúm A và điều trị tại nhà được không?

Hiện nay, có một số bộ xét nghiệm nhanh cúm A được cung cấp để thực hiện sàng lọc tại nhà. Tuy nhiên, các bộ dụng cụ xét nghiệm này không có tính đặc hiệu cao, có nhiều trường hợp âm tính giả có thể xảy ra khiến người làm xét nghiệm cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán.

Việc tự thực hiện xét nghiệm và sử dụng thuốc điều trị cúm A (như Tamiflu) không theo hướng dẫn của bác sĩ có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị nếu bệnh tái phát và tổn thất kinh tế cho người bệnh.

Việc khám và thực hiện xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ là yếu tố quan trọng đảm bảo khả năng chẩn đoán chính xác mức độ và đưa ra phương án điều trị hiệu quả cho từng trường hợp bệnh nhân.

Test cúm A có ý nghĩa quan trọng đối với việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Việc tham khảo ý kiến và chỉ định từ bác sĩ trong việc sử dụng thuốc, kiểm soát triệu chứng và chăm sóc sức khỏe giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị, hồi phục nhanh và tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết