Testosterone bao nhiêu là bình thường? Cách tăng Testosterone nam giới
Testosterone đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tâm sinh lý của nam giới. Vì vậy, việc duy trì mức độ testosterone phù hợp là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Nội tiết tố nam Testosterone ảnh hưởng nhiều đến đời sống tình dục, có vai trò điều tiết sản xuất tinh trùng, tăng sức mạnh cơ bắp và năng lượng.
Testosterone là một vấn đề được nhiều nam giới quan tâm khi đi khám và tư vấn với các bác sĩ Nam khoa. Vậy, testosterone ở nam giới bao nhiêu là bình thường? Như thế nào là thiếu testosterone? Làm sao để tăng testosterone tự nhiên cho nam giới?
Testosterone là gì?
Testosterone là hormone quan trọng, quyết định nhiều tới sức khỏe nam giới. Testosterone là một chất do các tế bào Leydig - một loại tế bào đặc biệt của tinh hoàn tiết ra.
Testosterone chi phối hoạt động từ các cơ quan vận mạch và tuần hoàn, hệ thống Cơ - Xương - Khớp, não bộ, thần kinh cho đến chức năng sinh lý, sinh sản đàn ông.
Nội tiết tố sinh dục nam bao gồm 3 chất chủ yếu là: FSH, LH và testosterone. Sự thay đổi, tăng lên hay suy giảm của bất kì chất nào trong 3 loại chất này đều có thể gây ra rối loạn trong quá trình sinh tinh.
Nồng độ testosterone không bình thường có thể gây ra ảnh hưởng lớn đối với tâm sinh lý của nam giới. Vì vậy, việc bảo vệ và tăng cường nồng độ testosterone luôn được cánh mày râu quan tâm hàng đầu.

Testosterone ở nam giới bao nhiêu là bình thường?
Nồng độ testosterone trong cơ thể có thể giảm dần theo tuổi thọ, dẫn đến thay đổi nhiều trong cơ thể nam giới, đặc biệt là suy giảm ham muốn tình dục.
Testosterone thay đổi theo độ tuổi của mỗi người. Mức độ testosterone có được coi là bình thường hay không còn phù thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng protein, chức năng tuyến giáp,...
- Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (AUA),mức độ testosterone ở người đàn ông trưởng thành ít nhất 300 nanogram mỗi deciliter (ng/dL)
- Khi còn là thai nhi trong bụng mẹ, nồng độ testosterone có thể ảnh hưởng đến chức năng não phải và trái của bé, kiểm soát sự phát triển của hệ thống sinh sản nam
- Ở các bé trai, dấu hiệu đầu tiên dấu hiệu thể chất đầu tiên của testosterone có thể là giọng nói thay đổi (vỡ giọng),vai rộng hơn, khuôn mặt góc cạnh hơn,...
- Nam giới trưởng thành có nồng độ testosterone đạt mức cao nhất ở độ tuổi 20 - 25. Lượng testosterone giảm theo thời gian, có thể giảm nhiều hơn do sự tác động của môi trường và lối sống không khoa học
- Sau 30 tuổi trở đi, nồng độ testosterone của họ có thể sẽ giảm dần khoảng 1% mỗi năm, tuổi càng cao thì nồng độ testosterone càng suy giảm nhanh và mạnh.
Vai trò của testosterone ở nam giới
Testosterone đóng vai trò quan trọng đối với hầu hết hệ thống chức năng của nam giới.
1. Hệ thống sinh sản
Dưới sự tác động của testosterone, cơ quan sinh dục nam ở thai nhi được hình thành vào khoảng tuần thứ bảy. Sau đó, tinh hoàn và dương vật phát triển mạnh mẽ khi testosterone tăng nhanh ở tuổi dậy thì.
Tinh hoàn tạo ra một lượng testosterone ổn định và cung cấp tinh trùng mới mỗi ngày. Nam giới có lượng testosterone thấp có thể dẫn tới rối loạn cương dương.
2. Hệ thống nội tiết
Hệ thống nội tiết của cơ thể bao gồm các tuyến sản xuất hormone. Testosterone bắt đầu hoạt động ngay cả trẻ chưa được sinh ra đời giúp hình thành bộ phận sinh dục nam.
Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, testosterone đóng vai trò phát triển các thuộc tính nam như giọng nói trầm, phát triển lông tóc trên cơ thể, cơ bắp và ham muốn tình dục.
3. Khả năng tình dục
Testosterone ở nam giới tăng cao vào tuổi dậy thì dẫn đến sự phát triển và hoàn thiện của dương vật, tinh hoàn và lông mu cũng như làm tăng ham muốn tình dục.
Testosterone thấp sẽ khiến nam giới suy giảm ham muốn tình dục. Ngược lại, testosterone có thể tăng cao khi hoạt động tình dục và giảm đi sau một thời gian dài không sinh hoạt tình dục.
4. Hệ thần kinh trung ương
Hệ thống kiểm soát testosterone trong cơ thể gửi tín hiệu thông qua chất hóa học đặc hiệu trong máu và các hormone. Vùng dưới đồi trong não cho tuyến yên biết cần bao nhiêu testosterone và tuyến yên sẽ chuyển đến tinh hoàn.
Testosterone còn ảnh hưởng tới hành vi của nam giới như sự hung hăng, khả năng lãnh đạo, sự cạnh tranh, tự trọng,... Testosterone thấp có thể dẫn đến tâm lý tự ti, uể oải, thiếu năng lượng, động lực, rối loạn giấc ngủ.
Testosterone là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tính cách, ngoài ra các yếu tố khác từ môi trường sống, sinh học,...
5. Thể chất, ngoại hình
Khi nam giới đến tuổi trưởng thành, testosterone ảnh hưởng và thúc đẩy sự phát triển của lông và tóc trên cơ thể, kích thích sự phát triển của cơ bắp và sức mạnh của cơ bắp.
Testosterone làm nồng độ của hormone tăng trưởng cao hơn, tổng hợp protein nên nam giới thường xuyên luyện tập sẽ có nhiều khả năng cải thiện cơ bắp.
Ngoài ra, testosterone còn làm tăng mật độ xương, ảnh hưởng tới sự sản xuất hồng cầu từ tủy xương. Những người có nồng độ testosterone thấp dễ chấn thương và gãy xương hơn.
6. Hệ thống tuần hoàn
Testosterone theo máu đi khắp cơ thể. Chính vì vậy, cách xác định nồng độ testosterone chính xác nhất là xét nghiệm máu.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra testosterone có tác dụng tích cực đến tim mạch, xong cũng có nghiên cứu cho thấy testosterone có tác động không tốt đến lượng cholesterol. Vì vậy, sự tác động của testosterone đối với tim vẫn chưa thật sự có kết quả nghiên cứu hoàn chỉnh.

Dấu hiệu thiếu testosterone ở nam giới
Thiếu testosterone ở nam giới gây ra nhiều dấu hiệu, triệu chứng. Tuy nhiên, để chắc chắn mình có thiếu testosterone hay không, nam giới cần phải đi khám với bác sĩ và thực hiện xét nghiệm máu.
- Testosterone thấp gây ra những thay đổi về chức năng tình dục như: Giảm ham muốn, yếu sinh lý, liệt dương, rối loạn cương dương, ít cương cứng tự nhiên, vô sinh nam,...
- Giảm khối lượng cơ bắp và sức mạnh
- Giảm mật độ xương, dễ gẫy xương, chấn thương
- Tăng kích thích vú ở nam giới
- Trầm cảm, mệt mỏi, khó tập trung, thiếu sức sống
- Rối loạn giấc ngủ
Nguyên nhân suy giảm testosterone ở nam giới
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt testosterone ở nam giới như:
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc đang sử dụng
- Rối loạn tuyến giáp
- Sử dụng, lạm dụng chất kích thích
- Suy tinh hoàn, ung thư tinh hoàn
- Dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn
- Thừa cân, béo phì
- Hóa trị, xạ trị
- Bệnh mãn tính: Thận, tiểu đường
- Di truyền
Cách tăng testosterone ở nam giới
Testosterone đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể nam giới. Testosterone ở nam giới sau 30 tuổi sẽ ngày càng suy giảm theo thời gian. Vì vậy, rất nhiều nam giới quan tâm đến cách làm tăng testosterone tự nhiên.
Dùng thuốc tăng testosterone
Thuốc testosterone có nhiều dạng như uống, tiêm, bôi ngoài da, cấy trong da, miếng dán trên da bìu, viên ngậm,... Bên cạnh thuốc tây y, nam giới có thể sử dụng thêm các loại thuốc thảo mộc tăng testosterone tự nhiên.
Thuốc testosterone không được sử dụng bừa bãi mà cần có sự chỉ định và tư vấn từ phía bác sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể dẫn đến tình trạng tiền mất, tật mang.
Nam giới nên đi khám trực tiếp với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hoặc khám chữa bệnh từ xa với bác sĩ Nam học để được tư vẫn và kê đơn nếu cần thiết.
Xem thêm bài viết:
- 6 bệnh viện, phòng khám Nam khoa uy tín ở Hà Nội
- 7 bác sĩ khám Nam khoa giỏi tại Hà Nội (bác sĩ nam học)
- Lưu ý khi khám Nam khoa? Tư vấn Nam khoa từ xa qua Video
Kiểm soát cân nặng
Béo phì là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới lượng testosterone trong máu. Ngược lại, thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ testosterone.
Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng là cách giúp cho nồng độ testosterone ở mức bình thường.
Tập thể dục thể thao
Không chỉ giúp tăng cường và duy trì nồng độ testosterone, tập thể dục thể thao giúp nam giới ngăn ngừa nhiều căn bệnh khác.
Khi luyện tập thể dục thể thao, cơ thể sẽ đưa tín hiệu cho bộ não sản xuất testosterone để tăng cường xương khớp và cơ bắp. Chế độ luyện tập giúp cho nam giới duy trì được cân nặng phù hợp, giúp tăng cường và bảo vệ nồng độ testosterone.
Nam giới nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ 10-20 phút mỗi ngày, không luyện tập ở cường độ quá cao khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng gây ra tác dụng ngược lại, ảnh hưởng tiêu cực tới nồng độ testosterone.
Ngủ đủ giấc
Ngủ ngon, ngủ đủ giấc có nhiều tác động tới mức độ testosterone ở nam giới. Một nghiên cứu đã chỉ ra thời lượng ngủ chỉ 5 giờ mỗi đêm có thể làm giảm 15% nồng độ testosterone. Ngược lại, tung bình cứ sau mỗi giờ ngủ thêm, nồng độ testosterone tăng khoảng 15%.
Nam giới nên đảm bảo ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi đêm để cơ thể có thời gian tái tạo sức lực và giải phóng các hormon cần thiết, trong đó có testosterone.
Chế độ ăn uống khoa học
Nam giới nên bổ sung đủ lượng protein, chất béo và carbohydrates. Chế độ ăn uống cần phải xây dựng hợp lý, không nên ăn thừa chất nhưng cũng không nên ăn kiêng trong thời gian dài.
Ngoài ra, cơ thể không thể sản xuất đủ testosterone nếu không có đủ lượng kẽm. Các loại thực phẩm như sữa, thịt, cá, hải sản,... cung cấp kẽm và các chất dinh dưỡng quan trọng khác cho cơ thể.
Nam giới nên hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá vì chúng dẫn đến sự gia tăng nồng độ estrogen, hạn chế thực phẩm có đường làm gia tăng nồng độ insulin và giảm testosterone trong cơ thể.
Lối sống lành mạnh, tránh các hợp chất tương tự estrogen
Lối sống và sinh hoạt tình dục lành mạnh, phù hợp có thể giúp tăng cường testosterone. Tâm lý vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc cũng giúp cho nồng độ testosterone ở nam giới tăng lên tự nhiên.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc nhiều với các hóa chất có cấu trúc tương tự như estrogen như BPA (chế tạo hộp nhựa, khay nhựa),paraben (chất bảo quản trong mỹ phẩm) dễ gây ảnh hưởng đến nồng độ testosterone của phái mạnh.

Trên đây là bài viết tổng hợp của BookingCare về testosterone. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
2. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-luong-testosterone-theo-do-tuoi/#:~:text=M%E1%BB%A9c%20%E2%80%9Cb%C3%ACnh%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng%E2%80%9D%20hay%20kh%E1%BB%8Fe,v%E1%BB%9Bi%20m%E1%BB%99t%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20%C4%91%C3%A0n%20%C3%B4ng.
Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Top 9 địa chỉ cắt bao quy đầu uy tín tại Hà Nội (phần 1)
7 bệnh viện, phòng khám Nam khoa uy tín ở Hà Nội (Phần 1)
Cắt bao quy đầu ở đâu tốt TP.HCM: Địa chỉ uy tín, thông tin rõ ràng
Bảng giá xét nghiệm tinh trùng tại 8 địa chỉ uy tín Hà Nội
Top 5 địa chỉ xét nghiệm tinh trùng tại Hà Nội uy tín, riêng tư
Cắt bao quy đầu bao nhiêu tiền? Chi phí tại 7 địa chỉ uy tín Hà Nội
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Thể dục thẩm mỹ
- Thẩm mỹ Mắt
- Thẩm mỹ Mũi
- Thẩm mỹ vòng 1
- Phẫu thuật thẩm mỹ
- Thẩm mỹ khuôn mặt
- Spa
- Chạy bộ & Leo Núi