Thở bằng miệng: Triệu chứng và độ tuổi thường gặp? Có tốt cho trẻ nhỏ hay không?

Người kiểm duyệt: - Cố vấn y khoa: - Xuất bản: 16/06/2023 - Cập nhật lần cuối: 17/04/2025
Thở bằng miệng: Triệu chứng và độ tuổi thường gặp? Có tốt cho trẻ nhỏ hay không?
Thở bằng miệng: Triệu chứng và độ tuổi thường gặp? Có tốt cho trẻ nhỏ hay không? - Ảnh: BookingCare
Bé hay thở bằng miệng có hại như thế nào? Cách nhận biết và những phương pháp cải thiện mà các bậc phụ huynh nên biết? Hãy cùng BookingCare tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Bài viết sau đây sẽ trả lời các câu hỏi của bạn như: Triệu chứng của việc thở bằng miệng và độ tuổi thường gặp? Thở bằng miệng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ như thế nào?

BookingCare hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích tới bạn đọc, các phụ huynh để có nhưng phương pháp, hướng điều trị cải thiện tốt cho thói quen thở bằng miệng của mình, của trẻ nhỏ và người thân trong gia đình.

Độ tuổi thường gặp và cách nhận biết

Đôi khi chúng ta cũng thở bằng miệng như trong khi nói chuyện hoặc tham gia vào các hoạt động thể chất nhưng phần lớn thời gian, chúng ta đều thở bằng mũi.

Tuy nhiên không thể coi nhẹ việc thở bằng miệng bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các bệnh lý về răng hàm mặt và đường hô hấp, hệ tim mạch.

Độ tuổi thường gặp

Thói quen thở bằng miệng có cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên đa số sẽ hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là độ tuổi từ 4 - 10 tuổi.

Do sức đề kháng của bé còn yếu, thường xuyên bị mắc bệnh viêm mũi họng tái đi tái lại, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm VA. Vậy nên bé thường xuyên bị nghẹt mũi, phải há miệng thở, thậm chí ngáy to khi ngủ. Trong khi đó các bậc phụ huynh sẽ rất hiếm khi để ý vì nó không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bé.

Việc thở bằng miệng ở trẻ nếu không được kịp thời phát hiện và chữa trị thì dần hình thành thói quen trong quá trình trưởng thành, gây ra rất nhiều tác động có hại tới sức khỏe và thẩm mỹ khuôn mặt.

Cách nhận biết thở bằng miệng

Một quá trình hô hấp đúng ở cơ thể con người sẽ bao gồm: không khí được hít thở qua mũi, qua họng xuống khí quản, phế quản đến phổi và diễn ra quá trình trao đổi khí tại các phế nang. Cấu tạo tự nhiên của hốc mũi và các xoang giúp thanh lọc bui bẩn, vi khuẩn, virus có hại và làm ấm không khí trước khi không khí đi vào phổi.

Để nhận biết được bạn hoặc trẻ nhỏ có đang mắc phải chứng thở miệng hay không bố mẹ có thể kiểm tra tình trạng thở trong lúc ngủ của con dựa theo những dấu hiệu sau đây:

  • 2 môi cách xa nhau, miệng ở tư thế mở.
  • Các răng cửa dưới cụp vào trong.
  • Thở sâu nhưng không thấy cánh mũi di độn
  • Nói giọng mũi.

Một cách đơn giản khác để nhận biết là khi trẻ ngủ bố mẹ có thể đặt tay trước miệng của con để cảm nhận xem con đang hít thở bằng miệng hay không.

Thở bằng miệng ở trẻ
Thở bằng miệng ở trẻ - Ảnh: Google

Thở bằng miệng có tác hại như thế nào đối với trẻ nhỏ?

Đôi khi những hiện tượng thông thường mà bố mẹ không chú ý tới lại lại dẫn đến những vấn đề cho sự phát triển của trẻ sau này.

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, nếu tình trạng thở miệng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Thường sẽ chỉ gặp phải vấn đề hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu nhưng sẽ nhanh chóng trở lại bình thường nếu vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp ngủ không khép miệng, hít thở bằng miệng thường xuyên và tạo thành thói quen ở trẻ thì sẽ gây ra những tác hại như sau:

  • Hoạt động thở quyết định vị trí của lưỡi và khung hàm. Trẻ thở bằng miệng sẽ tác động xấu tới việc phát triển khung hàm khiến sau này bé có thể bị răng vẩu, khấp khểnh, cười hở lợi, sâu răng, viêm nha chu...
  • Bởi sự phát triển của khung hàm bị ảnh hưởng dẫn tới sai khớp cắn, tác động tiêu cực tới khuôn miệng và khuôn mặt, làm giảm thẩm mỹ, ảnh hưởng chức năng nhai và nuốt đúng cách.
Thở bằng miệng khiến trẻ bị mắc các bệnh lý về răng miệng
Thở bằng miệng khiến trẻ bị mắc các bệnh lý về răng miệng - Ảnh: Google
  • Thói quen trẻ thở bằng miệng khi ngủ làm lưỡi có xu hướng hạ thấp để lưu thông không khí trong khoang miệng. Điều này khiến trẻ gặp khó khăn khi ăn uống, nuối và phát âm không chính xác.
  • Tư thế thở bằng miệng và tư thế thấp lưỡi khiến phần dưới của khuôn mặt bị biến dạng, trở nên dài hơn, không cân đối. Những đặc điểm này khá nổi bật ở trẻ sau 5 tuổi, ngoài việc nửa dưới của khuôn mặt dài ra, thở bằng miệng có thể dẫn đến cái gọi là mặt lồi với cằm nhỏ và trán dốc.
  • Thói quen này ở trẻ tác động không tốt đến phổi vì không có thời gian hấp thụ oxy, từ đó khiến ngực và cột sống bị biến dạng.
  • Thói quen thở miệng lâu dần khiến đường thở mũi của bé bị hẹp lại dẫn tới nhiều bệnh lý về đường hô hấp, không những vậy còn làm giảm chức năng khứu giác của trẻ.
  • Thở bằng miệng có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ. Các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm ngừng thở đột ngột trong khi ngủ, ngáy to, thức dậy với miệng khô, mất ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe khác như tim, gan và các vấn đề trao đổi chất.

Chính vì vậy, nếu bố mẹ nhận thấy hiện tượng trẻ thở bằng miệng thì cần can thiệp kịp thời để giúp trẻ phát triển bình thường..

Một số cách cải thiện tình trạng bé thở bằng miệng khi ngủ

Để cải thiện tình trạng bé hít thở bằng miệng thì bố mẹ có thể áp dụng một số cách để con có thể thông thoáng đường thở như sau:

Vệ sinh mũi cho trẻ

Việc trẻ không thể thở bằng mũi là do vi khuẩn tồn đọng trong khoang mũi gây ra viêm nhiễm, nghẹt mũi. Bố mẹ hãy sử dụng nước muối sinh lý mua tại quầy thuốc đảm bảo đúng nồng độ phù hợp với độ tuổi của trẻ để vệ sinh mũi cho bé 2 lần/ tuần.

Để tìm được nước muối sinh lý phù hợp với trẻ thì bố mẹ khi tới quán thuốc hoặc các cơ sở bệnh viện cần nêu rõ tình trạng và độ tuổi của bé cho bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn sản phẩm phù hợp nhất.

Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý không lạm dụng quá nhiều việc sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho bé quá nhiều bởi nó có thể gây niêm mạc mũi, và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

Tư thế nằm ngủ của trẻ

Tư thế nằm khi ngủ của trẻ cũng có ảnh hưởng rất lớn tới việc hô hấp. Bố mẹ cần để ý hạn chế cho trẻ nằm ngửa bởi nó dễ khiến miệng bé mở ra và hình thành thói quen trẻ thở bằng miệng khi ngủ.

Ngoài ra, bố mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng mà bé ngủ do trẻ con thường nhạy cảm với cái lạnh hơn người lớn, tránh để hơi quạt, máy lạnh phả trực tiếp vào chỗ bé nằm. Nếu phòng quá lạnh, cho dù bé có đắp mền nhiều vẫn có nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp.

Đưa con tới chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám

Đối với những bé đã hình thành thói quen thở bằng miệng thì phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ trực tiếp thăm khám. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân cụ thể và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp đề chấm dứt triệt để tình trạng thở bằng miệng.

Niềng răng - Chỉnh nha cho trẻ

Đối với những bé đã xuất hiện tình trạng răng hô, móm, vẩu, đặt lưỡi sai vị trí.. thì ngoài việc điều chỉnh thói quen thở miệng, bố mẹ có thể đưa con tới nha khoa thăm khám và điều trị niềng răng - chỉnh nha cho trẻ. Bởi khi còn nhỏ xương hàm còn mềm, có thể dễ dàng can thiệp điều trị, giúp răng mọc đều, khuôn mặt cân đôi, điều trị khớp cắn,... Điều này hỗ trợ rất lớn trong quá trình điều trị thói quen thở miệng cho trẻ.

Niềng răng - chỉnh nha hỗ trợ quá trình điều trị thở miệng ở trẻ
Niềng răng - chỉnh nha hỗ trợ quá trình điều trị thở miệng ở trẻ - Ảnh: Google

Bài viết trẻ thở bằng miệng trên đã được BoongkingCare tổng hợp thông tin và nghe tư vấn từ bác sĩ nha khoa uy tín. Hy vọng rằng bài viết có thể cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho các bố mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ, để trẻ có một sức khỏe tốt trong quá trình trưởng thành của mình.