Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bài tổng hợp thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cách điều trị
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì?
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường xảy ra ở đoạn thấp. Khoảng 90% thoát vị đĩa đệm đoạn lưng xảy ra ở tầng L4-L5 hoặc L5-S1. Khoảng 10% trường hợp thoát vị đĩa đệm xảy ra ở nhiều tầng.
Thoát vị đĩa đệm dạng trung tâm thường biểu hiện với đau lưng và không có các triệu chứng về chèn ép rễ. Loại thoát vị cạnh trung tâm hay bên thường gây ra triệu chứng chèn ép rễ hơn.
Thoát vị đĩa đệm dạng bên xa chiếm khoảng 2,6%-11,7%, gây triệu chứng chèn ép rễ một bên, tầng cao hơn. Trên hình ảnh, loại này dễ nhầm với các bệnh lý khác như di căn, u, gai xương, nang bao rễ thần kinh.
Ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Bệnh có thể để lại nhiều hậu quả sau:
- Đau rễ thần kinh xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu.
- Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện.
- Nằm nghỉ tại giường lại giảm đau nhanh chóng
- Rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, bại và liệt cơ ở hai chân
- Rối loạn cơ mắt, có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu
- Liệt ngoại vi toàn bộ ở hai chân, rối loạn cảm giác hai chân từ nếp bẹn trở xuống, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi
- Rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, không có liệt hoặc chỉ liệt một số động tác của bàn chân
- Liệt gấp cẳng chân, liệt các động tác của bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân; mất cảm giác toàn bộ cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi và mông; rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
- Điều trị nội khoa: Mát xa xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn cột sống, điều trị thuốc, tiêm nội đĩa đệm, thuốc đông y…
- Điều trị Ngoại khoa: mổ mở, mổ nội soi
- Điều trị công nghệ laser
- Điều trị công nghệ sóng radio, sóng cao tần
Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp, khó chữa, dễ tái phát nếu lựa chọn phương án điều trị không hiệu quả. Theo thống kê, khoảng 90% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm điều trị nội khoa kết hợp với các phương pháp phục hồi, vật lý trị liệu. Chỉ khoảng 10% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tiến hành phẫu thuật. Thông thường, việc phẫu thuật chỉ thực thực hiện sau một thời gian điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng mà không mang lại kết quả. Hoặc bệnh nhân cấp tính cần phẫu thuật ngay.
Như đã trình bày trên đây, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có nhiều cách điều trị, với mỗi tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà lựa chọn một hay nhiều phương án điều trị.
Vì vậy bệnh nhân không nên tự ý điều trị, hoặc sử dụng đơn thuốc của người khác, mà nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và điều trị. Đó là cách an toàn và hiệu quả nhất cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Chúng tôi có giới thiệu một số bác sĩ giỏi ở phần bên dưới đây để bệnh nhân có thể tham khảo và đặt lịch hẹn khám khi cần thiết.