Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 17/10/2020, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến người bệnh cảm thấy đau nhói, nhức nhối, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Nguyên nhân thường gặp gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Nguyên nhân thường gặp gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - Ảnh: BV Nguyễn Tri Phương

Theo thống kê của Bộ Y tế, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở nước ta chiếm tỉ lệ khá cao, có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh này và đang có xu hướng trẻ hóa.

Ngoài ra, nhiều người thường phát hiện bệnh muộn và chữa trị không đúng cách nên bệnh có thể tái phát nhiều lần và ngày càng nặng hơn, dẫn đến mất khả năng vận động.

Vì vậy, BookingCare đã kết hợp với Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Tâm Minh Đường (Phòng chẩn trị YHCT) cung cấp bài viết đầy đủ thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và phương pháp điều trị bảo tổn, hiệu quả theo y học cổ truyền.

Thoát vị đĩa đệm lưng là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm rời khỏi vị trí ban đầu trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống và các rễ thần kinh sống, gây nên những cơn đau và hàng loạt các triệu chứng khác cho người bệnh.

Có 2 vị trí chịu ảnh hưởng nặng của tình trạng này đó là thắt lưng và cổ, trong đó thoát vị đĩa đệm lưng phổ biến hơn.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được đánh giá là bệnh về xương khớp nguy hiểm, bởi chúng không chỉ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, vận động của người bệnh mà còn để lại nhiều biến chứng khó lường như teo cơ, bại liệt.

Theo một vài thống kê Y tế, tỷ lệ người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm lưng ở nước ta khá cao, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Do đó, mỗi người cần có phương pháp chủ động bảo vệ sức khỏe xương khớp, thường xuyên thăm khám định kỳ.

Giống như các bệnh khác, bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng cũng sẽ được điều trị triệt để trong thời gian ngắn nếu như được phát hiện sớm.

Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý cột sống thường gặp

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó, một số tác nhân xuất phát từ nội tại là yếu tố không thể tránh khỏi. Ngoài ra còn có những nguyên nhân đến từ sự tác động của bên ngoài mà con người hoàn toàn có thể lường trước để phòng tránh. Điển hình như sau:

  • Thoái hóa sinh học: Đây là nguyên nhân tự nhiên mà ai cũng phải trải qua, do yếu tố tuổi tác, các tế bào sụn dần thoái hóa theo thời gian. Theo đó, khả năng tổng hợp các chất tạo sợi collagen, mucopolysaccharide rối loạn và giảm sút, dẫn đến thoái hóa phát sinh.
  • Thoái hóa bệnh lý: Một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến mà con người không thể kiểm soát đó chính là thoái hóa bệnh lý: yếu tố di truyền, miễn dịch, chuyển hóa trong cơ thể.
  • Chấn thương: Tình trạng chấn thương nặng do tai nạn, ngã từ trên cao, thay đổi tư thế đột ngột, gập cúi người, xoay người cũng là nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm lưng.
  • Béo phì: Cột sống thắt lưng chịu sự áp lực của trọng lượng cơ thể trong thời gian dài cũng sẽ khiến đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây nên tình trạng thoát vị ở thắt lưng.

Bên cạnh đó, thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, thường xuyên làm các việc nặng với cường độ cao cũng là một trong những tác nhân chính của tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Xem thêm bài viết

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Theo các thầy thuốc, bác sĩ tại Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường chia sẻ, triệu chứng thoát vị đĩa đệm không khó để nhận ra, cụ thể như sau:

Đau tại vị trí thoát vị

Triệu chứng ban đầu người bệnh có thể gặp phải đó là những cơn đau buốt tại cột sống thắt lưng. Các cơn đau có lúc âm ỉ nhưng có lúc dữ dội, tái phát thành nhiều đợt khác nhau. Ngoài ra, các cơn đau cũng có xu hướng lan theo dây thần kinh tọa gây tê buồn, đau cho các vùng lân cận. Đau hơn khi hắt hơi hoặc ho.

Rối loạn cảm giác

Thoát vị đĩa đệm lưng cũng gây chèn ép lên dây thần kinh, khiến cảm giác con người bị rối loạn, khó lường trước được các biến chứng.

Hội chứng rễ thần kinh

Người bệnh thoát vị đĩa đệm lưng cũng sẽ gặp phải tình trạng ngứa ran, nóng, đau buốt tê bì do rễ thần kinh bị chèn ép.

Hạn chế vận động

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy lưng cứng, khó đứng lên ngồi xuống một cách tự nhiên, ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển của người bệnh.

Teo cơ, yếu liệt

Chính việc vận động khó dẫn đến tình trạng ngại vận động ở người bị thoái hóa đĩa đệm lưng, các cơ không được vận động lâu dần sẽ bị teo, thậm chí mất hoàn toàn khả năng di chuyển.

Bên cạnh đó, một số người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, kèm theo sốt, gầy, căng cơ, chuột rút. Khi thấy những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng này, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.

Các bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Dưới đây là một số bài tập thoát vị đĩa đệm lưng mà bạn có thể áp dụng để giảm những cơn đau ngay tại nhà:

Bài tập căng giãn cơ

Tư thế chuẩn bị: người tập nằm sấp trên thảm tập, duỗi thẳng chân và 2 tay duỗi thẳng để dọc cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Hít sâu, từ từ nâng đầu và hai vai lên cao nhất có thể, hai tay hơi nâng lên
  • Giữ nguyên tư thế trong 5 – 10 giây
  • Thở ra, từ từ trở về tư thế nằm sấp ban đầu
  • Lặp lại động tác 10 – 15 lần

Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm lưng

Tư thế chuẩn bị: ngồi ở tư thế thoải mái với 2 chân dang rộng ngang bằng vai

Cách thực hiện:

  • Cuộn 2 vai sau đó trở tròn ra sau
  • Quay lại vị trí ban đầu để tạo thành một vòng tròn chuyển động
  • Lặp lại động tác 2 - 4 lần

Bài tập kéo giãn cột sống

Tư thế chuẩn bị cho người thoát vị đĩa đệm: nằm ngửa trên thảm tập, tay chân duỗi thẳng và thả lỏng

Cách thực hiện:

  • Hít thở sâu, từ từ co hai chân lên, hai tay ôm lấy hai đầu gối, kéo sát về ngực
  • Giữ nguyên tư thế giãn lưng trong khoảng 10 giây, thở ra rồi trở về tư thế ban đầu một cách chậm rãi
  • Lặp lại các động tác khoảng 10 – 15 lần

Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng các phương pháp trên, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải những biến chứng khó lường.

Thoát vị đĩa đệm lưng nên ăn gì và kiêng gì?

Bên cạnh các bài tập trị liệu, việc xây dựng và thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý cũng sẽ giúp cho bệnh thoát vị đĩa đệm cổ và lưng nhanh được điều trị khỏi. Những thực phẩm người bị thoát vị đĩa đệm nên sử dụng:

  • Thực phẩm giàu canxi: cá, cà rốt, rau xanh, sữa... ngăn ngừa loãng xương, giúp xương khớp chắc khỏe.
  • Thực phẩm giàu omega 3: có công dụng chống viêm, giảm đau cực hiệu quả. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung ngay các loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày như cá hồi, cá ngừ, đậu nành, hạt óc chó, hạt hướng dương, hạnh nhân,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C, E: mang đến khả năng giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa lão hóa hiệu quả
  • Thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp. Người bệnh có thể bổ sung các chất này bằng cách ăn các món hầm từ xương, sụn bò, bê,...

Bên cạnh đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm lưng cũng cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dưới đây:

  • Các loại thịt đỏ: những loại thịt này có hàm lượng dinh dưỡng lớn, nhưng không phù hợp với người thoát vị đĩa đệm. Bởi khi ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ khiến cho hàm lượng canxi giảm, từ đó tình trạng viêm sẽ nặng hơn.
  • Đồ ăn chiên xào, chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng
  • Chất kích thích, đồ uống có cồn...

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở đâu Hà Nội và TP.HCM?

Ngoài các phương pháp chữa bệnh tại nhà, người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể đến trực tiếp các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân xuất hiện gây khó khăn trong việc lựa chọn cho người bệnh.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và lựa chọn đi khám như cần thiết. Đây là địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm và bệnh lý cột sống uy tín, có cơ sở tại Hà Nội và TP.HCM. 

Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường được nhiều bệnh nhân tin tưởng
  • Tại Hà Nội: Phòng chẩn trị TYHCT Tâm Minh Đường - Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. 
  • Tại TP.HCM: Phòng chẩn trị YHCT An Dược - 325/19 đường Bạch Đằng, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. 

Xem thêm Video: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường - Thêm tình bớt bệnh 

Tâm Minh Đường là đơn vị có bề dày truyền thống điều trị về thoát vị đĩa đệm và các bệnh xương khớp. Có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm, trách nhiệm, đứng đầu là PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa - vị lương y tài đức vẹn toàn. Ngoài ra phải kể đến:

  • BSCKII Nguyễn Bá Vưỡng - Nguyên Trưởng phòng Điều trị Viện YHCT Quân đội, Hơn 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh Cơ xương khớp, Cột sống
  • BS Hoàng Lan Hương - Nguyên giảng viên Học viện YHCT Tuệ Tĩnh
  • Thượng Tá - BS Lương Đức Chương - Viện YHCT Quân đội
  • Lương y ưu tú Lê Thành Tân
  • BS Nguyễn Thị Hồng Yến – BSCK xương khớp cao cấp...

Khi điều trị tại Tâm Minh Đường, người bệnh sẽ được tư vấn phác đồ riêng, phù hợp với từng cơ địa và tình trạng. Cùng với đó, các bác sĩ, thầy thuốc theo sát sự thay đổi của người bệnh để điều chỉnh liệu trình giúp rút ngắn thời gian điều trị.

Xem chi tiết: Giới thiệu Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và phác đồ điều trị

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: Số 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội. ĐT: 0983.34.0246
  • Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM. ĐT: 0903.876.437
 
 
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/