Thoát vị đĩa đệm: Có nên mổ không? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Xuất bản: 15/01/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Pgs.Ts. Nguyễn Mai Hồng,
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về Chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị

Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp, khó chữa, dễ tái phát nếu lựa chọn phương án điều trị không hiệu quả. Nhiều bệnh nhân chưa biết về nguyên nhân thoát vị đĩa đệm, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả, cũng như có nên mổ thoát vị đĩa đệm hay không. Những câu hỏi trên sẽ được BookingCare giải đáp trong bài viết này.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống lưng và cổ - Ảnh minh họa: pixabay.com

Ngày nay, thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng trẻ hóa, bệnh hay gặp ở cả người cao tuổi và người trẻ. Mà nguyên nhân chính là do độ tuổi, thoái hóa tế bào, môi trường công việc, thói quen sinh hoạt, mang vác nặng, ít vận động, tập luyện, chế độ ăn uống không phù hợp, béo phì... gây ra. 

Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp, khó chữa, dễ tái phát nếu lựa chọn phương án điều trị không hiệu quả. Vì vậy chúng tôi tổng hợp đầy đủ những câu hỏi thường gặp về bệnh thoát vị đĩa đệm, giúp cho bệnh nhân có thể lựa chọn được phương pháp điều trị đúng đắn cho mình.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm được định nghĩa là sự đẩy lệch khu trú của các cấu trúc đĩa đệm ra ngoài giới hạn bình thường của khoảng đĩa đệm gian đốt sống. Các cấu trúc liên quan đĩa đệm có thể là nhân tủy, vòng sợi, mảnh sụn, đầu xương hoặc phối hợp.

Khoảng đĩa đệm gian đốt sống bình thường được định nghĩa là trong khoảng giới hạn khoảng giữa hai bề mặt thân sống và trong phần ngoại vi xa nhất của viền đầu xương đốt sống.

Thoát vị đĩa đệm gặp khoảng 10% ở nhóm tuổi dưới 40 tuổi, 5% ở nhóm tuổi trên 40. Khoảng 1/3 bệnh nhân trước 60 tuổi có một hoặc nhiều tầng thoát vị ở cột sống thắt lưng.

Bệnh thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm - Ảnh: Pinterest

2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Người bị thoát vị đĩa đệm sẽ gặp nhiều cơn đau ở hệ thống cột sống. Một số triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm:

  • Đau nhức chân tay, cổ, thắt lưng, vai gáy. Cơn đau âm ỉ nhiều ngày, đau nặng hơn khi vận động, giảm bớt khi nghỉ ngơi
  • Tê bì vùng thắt lưng, cổ, lan xuống tay, mông, đùi, bẹn, chân, bệnh nhân bị rối loạn cảm giác
  • Yếu cơ, teo cơ, khó vận động, bại liệt
  • Són tiểu hoặc bí tiểu, tiểu không kiểm soát
  • Mất cảm giác vùng "yên ngựa": má đùi trong, quanh hậu môn, sau đù

Ngoài ra, tuỳ từng vị trí đĩa đệm thoát vị, người bệnh sẽ có những triệu chứng đặc trưng khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: xuất hiện các triệu chứng đau dọc vùng gáy, đau mỏi lan rộng từ bả vai đến cánh tay. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp thêm cảm giác tê dọc cánh tay bàn tay. Cơ lực tay của người bệnh sẽ giảm dần, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường như nắm, cầm, vác, xách…

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: đặc trưng với các cơn đau âm ỉ, liên tục vùng thắt lưng. Khi ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh, các cơn đau sẽ càng tăng. Người bệnh sẽ có cảm giác đau dọc vùng mông kéo xuống chân, gây tê bì, hạn chế trong cử động cột sống như mất khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được xuống thấp… 

3. Nguyên nhân gây thoát vị địa đệm

Cấu trúc đĩa đệm bao gồm 2 phần: nhân nhầy và bao xơ bên ngoài. Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống có khả năng hấp thu xung động, chịu trọng tải và tác động lớn, bảo vệ cột sống.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm như: 

  • Quá trình thoái hóa cột sống, cộng thêm chấn thương do các tác động cơ học hoặc vận động hàng ngày khiến bao xơ đĩa đệm bị rách. Nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép dây thần kinh cột sống.
  • Làm công việc nặng nhọc, lao động quá sức, hoạt động sai tư thế khiến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
  • Bệnh lý bẩm sinh
  • Yếu tố di truyền
  • Thừa cân, béo phì gây áp lực lớn lên đĩa đệm cột sống, nhất là vùng thắt lưng
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm - Ảnh: Pinterest

4. Thoát vị đĩa đệm cốt sống cổ

Cột sống cổ chịu áp lực của toàn bộ phần đầu, phụ trách vận động của đầu. Cột sống cổ rất dễ bị tổn thương và thoát vị đĩa đệm khi hoạt động quá mức hoặc quá ít hoạt động, thiếu collagen, thiếu máu. Ngoài ra, cột sống cổ cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm do các thói quen như tư thế nằm, tư thế ngồi sai,...

Ở cột sống cổ, 60% đến 75% thoát vị đĩa đệm xảy ra ở C6-C7, trong khi đó khoảng  20%-30% xảy ra ở C5-C6. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường gặp là dạng cạnh trung tâm do ở đường giữa, phía sau có dây chằng dọc sau khá vững. Thoát vị đĩa đệm ở đây thường xuyên qua dây chằng và hướng ra bên, lên trên.

Thoát vị đĩa đệm trung tâm gây ra hội chứng tủy với liệt, co cứng, tăng phản xạ, rối loạn cảm giác ở chân, rối loạn cơ vòng. Ở các tầng cao hơn, có thể ảnh hưởng đến hô hấp. Nếu không được điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh mà còn để lại nhiều biến chứng như bại liệt, teo chi, thiểu năng tuần hoàn não.

5. Thoát vị đia đệm cột sống ngực

Thoát vị đĩa đệm ở đoạn ngực gặp dưới 1% các trường hợp thoát vị đia đệm trên lâm sàng, phần lớn xảy ra giữa T8-L1. Tỉ lệ thấp của thoát vị đĩa đệm ở đoạn ngực có thể do các yếu tố sau: đĩa đệm đoạn ngực có thể tích, chiều cao nhỏ hơn và có vòng sợi dày hơn so với các vùng khác, có sự giảm tác động các lực lên đĩa đệm nhờ lồng ngực. Triệu chứng biểu hiện với hội chứng rễ thần kinh hay hội chứng tủy thần kinh.

6. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đĩa đệm tại thắt lưng thường xuyên phải chịu áp lực lớn nhưng đĩa đệm được nuôi dưỡng kém vì việc cấp máu chủ yếu qua thẩm thấu. Vì vậy, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh thường gặp nhất, có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng chủ yếu là ở độ tuổi lao động và giới tính nam.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường xảy ra ở đoạn thấp. Khoảng 90% thoát vị đĩa đệm đoạn lưng xảy ra ở tầng L4-L5 hoặc L5-S1. Khoảng 10% trường hợp thoát vị đĩa đệm xảy ra ở nhiều tầng.

Thoát vị đĩa đệm dạng trung tâm thường biểu hiện với đau lưng và không có các triệu chứng về chèn ép rễ. Loại thoát vị cạnh trung tâm hay bên thường gây ra triệu chứng chèn ép rễ hơn. Thoát vị đĩa đệm dạng bên xa chiếm khoảng 2,6%-11,7%, gây triệu chứng chèn ép rễ một bên, tầng cao hơn. Trên hình ảnh, loại này dễ nhầm với các bệnh lý khác như di căn, u, gai xương, nang bao rễ thần kinh.

Xem thêm bài viết:

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

7. Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng và giai đoạn của bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp hoặc kết hợp các phương pháp với nhau. Nhìn chung, sau đây là các phương pháp thường được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

  • Điều trị nội khoa
  • Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng
  • Châm cứu, Y học cổ truyền, mát xa, bấm huyệt
  • Điều trị Ngoại khoa: phẫu thuật, phẫu thuật nội soi
  • Điều trị công nghệ laser
  • Điều trị công nghệ sóng radio, sóng cao tần

Để tìm được phương pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân nên đi khám với bác sĩ chuyên về Thoát vị đĩa đệm hoặc Cột sống để được chẩn đoán và tư vấn.

Xem thêm bài viết:

8. Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không

Theo thống kê, khoảng 90% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm điều trị nội khoa kết hợp với các phương pháp phục hồi, vật lý trị liệu. Chỉ khoảng dưới 10% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tiến hành phẫu thuật.

Thông thường, việc phẫu thuật chỉ thực thực hiện sau một thời gian điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng mà không mang lại kết quả. Hoặc bệnh nhân cấp tính cần phẫu thuật ngay.

Điều trị nội khoa và phục hồi chức năng được áp dụng trong trường hợp bao xơ đĩa đệm chưa bị rách (lồi đĩa đệm). Nếu áp dụng phương pháp điều trị đúng cách thì tỉ lệ thành công có thể lên tới 95%. Mục địch của phương pháp điều trị nội khoa là giảm đau, hết dị cảm, phục hồi chức năng vận động, hỗ trợ phần đĩa đệm thoát vị co bớt lại. 

Theo các bác sĩ, hơn 90% bệnh nhân mắc bệnh cột sống có thể điều trị bảo tồn để chữa đau mà không cần sự can thiệp của phẫu thuật. Như vậy, phẫu thuật thoát vị đĩa không phải là phương pháp ưu tiên. Chỉ dưới 10% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tiến hành phẫu thuật.

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ được chỉ định thực hiện trong một số trường hợp sau:

  • Điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng không có hiệu quá từ 5-8 tuần
  • Chèn ép thần kinh cấp tính
  • Thoát vị di trú, thoát vị đĩa đệm rách bao xơ
  • Thoát vị đĩa đệm gây đau quá mức, thuốc giảm đau không có hiệu quả
  • Thoát vị đĩa đệm gây liệt hoặc hội chứng đuôi ngựa
Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không
Mổ thoát vị đĩa đệm chỉ nên thực hiện khi các biện pháp khác không có hiệu quá - Ảnh: giaoduc.edu.vn 

9. Thoát vị đĩa đệm khám ở đâu tốt

Người bệnh có nhiều lựa chọn để đi khám thoát vị đĩa đệm. Có thể khám ở bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh ở địa phương hoặc các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa tuyến trung ương ở Hà Nội. 

Tuy nhiên, dưới góc độ chuyên khoa, người bệnh thoát vị đĩa đệm, tùy thuộc vào tình trạng hoặc giai đoạn bệnh là nặng hay nhẹ, được xét nghiệm, chẩn đoán hay chưa mà lựa chọn địa chỉ khám phù hợp. Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể đến khám và điều trị ở các chuyên khoa khác nhau như là: Cơ Xương khớp, Thần kinh, Cột sống, Vật lý trị liệu, Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền...

Sau đây là các địa chỉ khám và điều trị chuyên khoa về thoát vị đĩa đệm ở Hà Nội, người bệnh tham khảo và cân nhắc đi khám sao cho phù hợp với vấn đề của bản thân mình.

Địa chỉ Khám và điều trị Nội khoa

Khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Tầng 2 Nhà P - Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng - Quận Đống Đa – Hà Nội

Khoa quy tụ những bác sĩ Thoát vị đĩa đệm có trình độ chuyên môn cao, luôn tận tậm với người bệnh. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, Khoa không ngừng cập nhật những phương pháp điều trị bệnh bằng kỹ thuật mới.

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2

  • Địa chỉ: Số 52 – Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 là đơn vị y tế ngoài công lập được đầu tư cơ sở hạ tầng, đội ngũ y bác sĩ và trang thiết bị chẩn đoán, điều trị công nghệ cao.

Với hệ thống thiết bị chẩn đoán nhất, như là Máy cộng hưởng từ 1.5Tesla của Hãng GE – Mỹ, một chủng loại thiết bị rất quan trọng cho chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về Cột sống và thoát vị đĩa đệm.

Bác sĩ trực tiếp khám và điều trị cho bệnh nhân là PGS.TS Nguyễn Thọ Lộ, Nguyên Chuyên viên đầu nghành Phẫu thuật thần kinh và cột sống quân đội. Bệnh viện Bảo Sơn 2 thực hiện khám, điều trị, phẫu thuật các bệnh lý Cột sống, thoát vị đĩa đệm, Điều trị các bệnh viêm, thoái hóa cột sống và xương khớp đạt hiệu quả cao.

Chụp cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm
Chụp cộng hưởng từ, tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2

Phòng khám Đa khoa Vietlife

  • Địa chỉ: Số 14 Trần Bình Trọng – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Phòng khám Đa khoa Vietlife tập trung đầu tư phát triển thế mạnh về các bệnh lý Cột sống và Xương khớp. Có thể nói, đây là một trong những cơ sở y tế ngoài công lập uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh về Cột sống nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng.

Đội ngũ chuyên gia Thần kinh – Cột sống giỏi đến từ các bệnh viện hàng đầu như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện đại Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai như: PGS Kiều Đình Hùng, BS Nội trú Trần Quốc Khánh... Cùng với đó, hệ thống trang thiết bị hiện đại, cao cấp như Máy cộng hưởng từ 1.5Tesla hỗ trợ thăm khám và chẩn đoán chính xác các bệnh lý về Cột sống, thoát vị đĩa đệm ở các mức độ khác nhau. 

Địa chỉ khám và điều trị vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền

Trung tâm Nghiên cứu và điều trị bệnh lý cột sống - Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương 

  • Địa chỉ: Số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Nội

Với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, Trung tâm nghiên cứu và điều trị bệnh lý cột sống - Bệnh viện y học cổ truyền Trung ương, đã tiếp nhận và điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý về cột sống bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt...

Trung tâm phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Khu nhà tròn Số 78 Giải Phóng - Quận Đống Đa – Hà Nội

Trung tâm là cơ sở Phục hồi chức năng duy nhất của Việt Nam hiện nay hoạt động chuyên môn theo nhóm kỹ thuật Phục hồi “Rehabilitation team” với đầy đủ các thành viên, đó là: Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng, điều dưỡng Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, kỹ thuật viên Hoạt động trị liệu, kỹ thuật viên Chỉnh hình-chân tay giả, kỹ thuật viên Âm ngữ trị liệu.

Tất cả bệnh nhân và người nhà đều được hướng dẫn các kỹ năng chăm sóc, tập luyện trong quá trình nằm viện tại Trung tâm và sau khi ra viện để phòng ngừa các thương tật thứ cấp và các biến chứng có thể xảy ra, giúp tạo thuận cho quá trình tái hòa nhập cộng đồng.

Phòng khám chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC) 

  • Địa chỉ: Số 44 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Phương pháp chữa bệnh về cột sống, thoát vị đĩa đệm của phòng khám ACC là không dùng thuốc, không can thiệp phẫu thuật, giúp chữa lành tận gốc các bệnh lý liên quan đến thần kinh cột sống cũng như các chấn thương thể thao.

Phòng khám ACC còn tập trung đội ngũ các bác sĩ nước ngoài đến từ Mỹ, Canada, Pháp, NewZealand, Hàn Quốc và Nhật Bản giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, hết lòng vì sức khỏe bệnh nhân.

Bác sĩ nắn chỉnh cột sống cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm - Ảnh: ACC.vn

10. Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt ở Hà Nội

Trong thực tế, mổ không phải là phương pháp ưu tiên trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Thông thường, chỉ dưới 10% người bệnh thoát vị đĩa đệm áp dụng phương pháp phẫu thuật.

Một số bệnh viện hàng đầu ở tuyến trung ương tại Hà Nội là những địa chỉ khám và phẫu thuật thoát vị đĩa đệm tốt ở Hà Nội. Sau đây là 3 trong số những địa chỉ phẫu thuật tốt ở Hà Nôi mà người bệnh yên tâm lựa chọn khi cần.

Viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

  • Trụ sở:  Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Là một đơn vị trực thuộc Bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Ngoại khoa hàng đầu Việt Nam, Viện chấn thương chỉnh hình kế thừa và phát triển những thế mạnh để trở thành đơn vị hàng đầu cả nước trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình và cột sống.

Đội ngũ chuyên gia đào tạo bài bản trong và ngoài nước, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chấn thương và cột sống. Hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại hàng đầu hỗ trợ cho thăm khám và điều trị hiệu quả.

Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống - Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà 21 tầng - Bệnh viện Bạch Mai – Số 78 Giải Phóng – Hà Nội

Khoa Chấn thương Chỉnh hình và Cột sống thuộc Bệnh viện Bạch mai có chức năng tổ chức thực hiện khám và điều trị tất cả các bệnh lý thuộc chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình và Cột sống; tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo và chỉ đạo tuyến của bệnh viện.

Ngoài đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Cột sống, hệ thống trang thiết bị đồng bộ hiện đại của Bệnh viện Bạch Mai đảm bảo hỗ trợ thăm khám và chẩn đoán hiệu quả cao.

Khoa Ngoại - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Khoa Ngoại – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiến hành các kỹ thuật ngoại khoa và điều trị cho các đối tượng bệnh nhân gặp các vấn đề về cột sống. Cố định cột sống động liên gai sau điều trị thoát vị đĩa đệm có mất vững cột sống; Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; Tạo hình thân đốt sống qua da bằng bơm xi măng; Phẫu thuật điều trị trượt đốt sống cổ, thắt lưng; Phẫu thuật vẹo cột sống thắt lưng, hẹp ống sống thắt lưng; Phẫu thuật chèn ép tủy cổ, mất vững cột sống cổ cao.

Khoa áp dụng phương pháp mổ nội soi các bệnh các bệnh lý cột sống cũng như phối hợp và hỗ trợ các khoa phòng trong Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để điều trị cho bệnh nhân cột sống đạt hiệu quả cao. Phối hợp với Khoa khoa phục hồi chức năng để hỗ trợ bệnh nhân hồi phục và có thể tự chăm sóc phòng ngừa những biến chứng sau quá trình điều trị tại Bệnh viện.

Xem thêm bài viết:

Trên đây là 10 câu hỏi thường gặp về bệnh thoát vị đĩa đệm. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc và người thân.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. http://acc.vn/benh-dieu-tri/thoat-vi-dia-dem
CT Cột sống – Pgs. Phạm Ngọc Hoa &ThS. Lê Văn Phước
2. https://news.zing.vn/nguyen-nhan-thoat-vi-dia-dem-va-cach-dieu-tri-post747149.html
3. https://www.youtube.com/watch?v=Y1crCSN85fo
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2023 BookingCare.
Facebook/Youtube/