Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì? Lưu ngay các loại thực phẩm sau
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì? Lưu ngay các loại thực phẩm sau
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì?
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì? - Ảnh: BookingCare

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì? Lưu ngay các loại thực phẩm sau

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 27/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 27/11/2023
Cùng tìm hiểu một số loại thực phẩm người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn cũng như nên kiêng để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh đồng thời tránh làm trầm trọng hơn tình trạng đau và bệnh lý thoát vị đĩa đệm.

Song song với việc sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp việc thực hành các thói quen lành mạnh như tập thể dục, có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng... Cũng chính vì vậy câu hỏi thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì cũng được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu một số loại thực phẩm trong bài viết dưới đây. 

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì?

Mặc dù không có chế độ ăn uống cụ thể cho người bệnh thoát vị đĩa đệm, nhưng có một số nhóm chất, thực phẩm bạn nên cân nhắc lựa chọn. 

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Thực phẩm giàu protein

Protein là một trong các thành phần chính tạo nên cấu trúc nên hệ xương khớp. Thực phẩm giàu Protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng, tốt cho hệ xương khớp - cột sống và hạn chế tiến triển nặng thêm của tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Một số thực phẩm giàu protein, ít chất béo người bệnh có thể lựa chọn như cá, thịt gà, thịt nạc và đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan,...

Thực phẩm giàu canxi

Canxi cũng là thành phần vô cơ quan trọng trong cấu trúc hệ cơ xương khớp. Vì vậy, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên lựa chọn các thực phẩm giàu canxi sẽ giúp cải thiện bệnh hiệu quả và nhanh hơn.

Nên bổ sung canxi hữu cơ như: sữa và sản phẩm từ sữa: phô mai, sữa chua, bơ,… hoặc các loại rau như cải xoăn, cải xanh, súp lơ,...

Thực phẩm giàu omega-3

Axit béo omega-3 giúp tăng cường sức khỏe của xương và mô, giúp hình thành collagen, hỗ trợ ngăn chặn những tổn hại mà thoát vị đĩa đệm gây ra. Axit béo omega-3 được tìm thấy trong dầu cá, hạt lanh, đậu nành, quả óc chó và cá hồi.

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, thúc đẩy sự phát triển và khoáng hóa xương. Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể bổ sung vitamin D bằng cách sử dụng một số loại thực phẩm tự nhiên giàu vitamin D có thể kể đến như:

  • Hải sản như cá hồi, cá tuyết, cá mòi, cá ngừ và tôm
  • Sữa và các sản phẩm khác từ sữa: sữa chua,...
  • Trứng: Trong khi lòng trắng trứng chứa hầu hết protein thì lòng đỏ trứng rất giàu chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Các loại rau lá xanh
  • Nấm

Thực phẩm giàu chất xơ

Các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, quả tươi và các loại hạt như hạt lanh và hạt chia,... là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, có thể giúp duy trì độ co dẻo của đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì?

  • Thực phẩm chế biến sẵn, thực ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh: Thực phẩm nhiều dầu mỡ và đồ ăn nhanh có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh đồng thời tăng trọng lượng cơ thể, gây sức ép lên xương khớp.
  • Thực phẩm có chứa nhiều đường: Đặc biệt nếu người bệnh có mắc thêm bệnh tiểu đường, cần cố gắng duy trì lượng đường trong máu ở mức cho phép bằng cách uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Tránh chất béo không lành mạnh, chẳng hạn như chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa
  • Hạn chế sử dụng thức uống có cồn và chất kích thích rượu, bia để tránh bệnh nặng thêm.
  • Tránh thức ăn quá mặn, cay nóng. Vì muối, gia vị cay khi đi vào cơ thể sẽ làm trầm trọng thêm các cơn đau nhức.

Người bị thoát vị đĩa đệm cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, cần cân bằng giữa các nhóm thực phẩm nên ăn, nên kiêng. Chế độ cân bằng dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong điều trị bệnh nhằm duy trì cân nặng vừa phải giúp giảm áp lực lên khớp.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare