Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở đột sống cơ hoặc vùng thắt lưng, trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống sống thắt lưng phổ biến hơn. Nếu bạn được được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5 tìm hiểu thông tin về bệnh trong bài viết dưới đây.
Tổng quan các thông tin về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị,... được chia sẻ.
Cột sống được tạo thành từ 33 đốt sống, giữa các đốt sống được ngăn cách bằng các đĩa đệm. Cột sống được chia làm 4 vùng:
Cột sống thắt lưng bao gồm 5 đốt sống ở vùng lưng dưới, là nơi xảy ra bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xảy ra khi nhân đệm lồi ra ngoài hoặc vỡ ra ngoài, đi ra khỏi vị trí bình thường của nó. Nhân nhầy lồi ra ngoài có thể chèn ép vào rễ thần kinh cạnh nó và/hoặc chèn ép vào tủy sống.
Hầu hết thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống thắt lưng dưới, đặc biệt là giữa đốt sống thắt lưng thứ tư và thứ năm (thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 - L5) và giữa đốt sống thắt lưng thứ năm và đốt sống cùng thứ nhất (thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 - S1).
Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm khác nhau tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị và rễ thần kinh nào bị chèn ép. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể giống với niều tình trạng bệnh lý Cơ xương khớp khác. Do vậy khi thấy các dấu hiệu bất thường người bệnh nên đi khám sớm để có chẩn đoán từ bác sĩ, tránh để bệnh diễn biến nặng.
Hầu hết nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Quá trình lão hóa tự nhiên khiến cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị mắc thoát vị đĩa đệm.
Bên cạnh đó một số yếu tố nguy cơ như chấn thương nặng có thể khiến đĩa đệm bị thoát vị. Chấn thương cũng có thể khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.
Mặc dù tuổi tác là nguy cơ phổ biến nhất, nhưng việc lười vận động, ngồi lâu một tư thế có thể khiến cơ lưng và cơ bụng yếu, cột sống không thể hỗ trợ đúng cách. Người bệnh có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nếu làm công việc quá vất vả, đòi hỏi sức lao động nhiều. Những công việc đòi hỏi phải nâng vật nặng và xoay cột sống cũng có thể gây chấn thương lưng dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Thông thường, liệu pháp bảo tồn là phương pháp điều trị đầu tiên để kiểm soát tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Người bệnh có thể được chỉ định kết hợp các phương pháp điều trị sau:
Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, người bệnh có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ đĩa đệm thoát vị. Phẫu thuật được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường ở lưng dưới trên khu vực thoát vị đĩa đệm và loại bỏ phần thoát vị của đĩa đệm.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần hạn chế hoạt động trong vài tuần để hồi phục cũng như ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm.
Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể gây đau lưng và đau chân, cản trở các hoạt động hàng ngày, hận chế vận động Nếu không được điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm:
Người bệnh đã được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với việc điều trị tại nhà, thực hiện các bài tập thể dục, sửa chữa các tư thế xấu,... Tránh chữa trị không đúng cách khiến bệnh có thể tái phát nhiều lần và ngày càng nặng hơn, dẫn đến mất khả năng vận động.