9 bệnh Cơ xương khớp thường gặp và cách điều trị

Sản phẩm của BookingCare
Tác giả: Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Dương Nhật Thi
Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện đang công tác tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực phẫu thuật Chấn thương Chỉnh hình
Xuất bản: 11/09/2017, Cập nhật lần cuối: 15/03/2024

Các bệnh cơ xương khớp đang có xu hướng trẻ hóa, không chỉ gặp ở người trung niên, cao tuổi mà còn gặp ở cả người trẻ. Tuyệt đối không nên chủ quan vì ai cũng có nguy cơ mắc những bệnh cơ xương khớp thường gặp sau đây.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Bệnh cơ xương khớp thường gặp
Những bệnh cơ xương khớp khiến người bệnh vận động khó khăn, đau đớn - Ảnh: Boo

Xã hội càng phát triển, áp lực công việc ngày càng nhiều, nhịp sống càng hiện đại khiến không ít người bỏ quên việc chăm sóc sức khỏe của mình, đặc biệt là chăm sóc và bảo vệ hệ cơ xương khớp. 

Các bệnh cơ xương khớp giờ đây không chỉ gặp ở người trung niên, cao tuổi, mà còn xuất hiện ở nhiều người trẻ, nhất là những người làm việc văn phòng, người thường xuyên phải lao động nặng. Bệnh nhân nên đi khám với bác sĩ Cơ xương khớp ngay khi có những bất thường ở các bộ phận cơ, xương, khớp. 

BookingCare đã tổng hợp bài viết về các bệnh cơ xương khớp thường gặp cũng như biểu hiện điển hình của bệnh. Hy vọng bạn đọc có thêm những thông tin cần thiết để việc phòng tránh, đánh giá và điều trị bệnh tốt hơn. 

9 bệnh cơ xương khớp thường gặp và cách điều trị

1. Thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp là do mòn sụn khớp, thường xuất hiện ở các khớp chịu tải bởi trọng lượng cơ thể như khớp háng, gối, cột sống... gây đau, hạn chế hoặc mất chức năng khớp.

  • Triệu chứng đầu tiên của hầu hết người bệnh thoái hóa khớp là đau và cứng (khó vận động) khớp, hay gặp nhất là khớp vùng cổ bàn tay, gối, háng và cột sống.
  • Đau khớp thường tăng lên khi vận động và ở thời điểm cuối ngày.
  • Cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng, sau ngủ dậy.
  • Tình trạng đau và cứng khớp làm cho bệnh nhân bị hạn chế một số động tác như xoay cổ, đứng lên ngồi xuống, lên xuống cầu thang, gấp cổ tay hoặc đưa với tay sang bên đối diện...

Điều trị thoái hóa khớp

  • Điều trị thoái hóa khớp gồm nhiều biện pháp bao gồm giảm cân, vật lý trị liệu, thuốc và phẫu thuật. 
  • Phẫu thuật thay khớp được chỉ định (đối với thoái hóa khớp háng, khớp gối) khi tình trạng đau không còn được cải thiện mặc dù đã được điều trị bằng thuốc và tập luyện đúng phác đồ, trên phim chụp Xquang không còn nhìn thấy khe khớp giữa hai đầu xương.
  • Bơi lội là bài tập tốt nhất cho thoái hóa khớp vì khi bơi lội dưới nước, áp lực lên khớp sẽ giảm, trong khi đó hệ thống cơ, đặc biệt cơ quanh khớp hoạt tích cực làm tăng sức khỏe cho cơ.

2. Bệnh Gout (gút)

Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric. Triệu chứng bệnh Gout như sau:

  • Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy
  • Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào
  • Khớp sưng đỏ
  • Vùng xung quanh khớp ấm lên

Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

Điều trị bệnh gout

Nguyên tắc điều trị bệnh gout là điều trị viêm khớp trong cơn gout cấp và dự phòng tái phát cơn gout. 

Trong điều trị bệnh gout, điều quan trọng nhất là phải kiểm soát nồng độ acid uric trong máu ở mức cho phép, để ngăn chặn tái phát cơn viêm gout cấp và các biến chứng nguy hiểm của việc acid uric kết tinh và lắng đọng.

Khớp sưng đau là biểu hiện của bệnh gout
Khớp sưng đau là một trong những biểu hiện của bệnh gout - Ảnh: Canva

3. Bệnh viêm xương tủy

Bệnh viêm xương tủy, còn được gọi là viêm tủy xương, là một tình trạng viêm nhiễm trong xương tủy - mô mềm nằm bên trong xương. Bệnh này thường xảy ra khi vi khuẩn hoặc vi trùng xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn và lan truyền đến xương tủy, gây ra một phản ứng viêm mạnh.

Triệu chứng của viêm xương tủy thường bao gồm:

  • Đau mạn tính hoặc cấp tính tại vị trí xương tủy bị viêm. Đau có thể lan rộng và cảm thấy nặng nề, đặc biệt khi vận động hoặc chạm vào.
  • Sưng và nóng ở khu vực bị viêm

Điều trị viêm xương tủy

Điều trị bệnh viêm xương tủy thường bao gồm sử dụng kháng sinh và/hoặc phẫu thuật. Phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, loại vi khuẩn gây nhiễm, và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. 

  • Kháng sinh: Nếu viêm xương tủy do nhiễm trùng vi khuẩn, việc sử dụng kháng sinh là một phương pháp quan trọng để loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn sự lan truyền nhiễm trùng. Việc lựa chọn loại kháng sinh sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ.

  • Phẫu thuật: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, khi vi khuẩn xâm nhập sâu vào xương và kháng sinh không thể tiếp cận, phẫu thuật có thể được sử dụng để lấy mẫu và làm sạch vết thương. Nếu xương bị phá hủy, có thể cần phẫu thuật để khắc phục và tái tạo xương.

4. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm mạn tính tự miễn trong các khớp. Bệnh xảy ra khi hệ thống tự miễn dịch tấn công lên mô xung quanh của khớp được gọi là bao hoạt dịch.

Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp và cũng có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác của cơ thể. Các triệu chứng của chứng viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Khớp đau và cứng
  • Sưng khớp
  • Khả năng vận động khớp bị hạn chế
  • Nóng đỏ quanh khớp
  • Độ cứng khớp buổi sáng kéo dài trong một giờ trở lên
  • Xuất hiện các nốt thấp
  • Tổn thương các khớp đối xứng
  • Tổn thương các khớp nhỏ bàn tay và bàn chân
  • Bệnh tim, thận và phổi cũng có thể liên quan...

Điều trị viêm khớp dạng thấp 

Viêm khớp dạng thấp là bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn:

  • Mục tiêu điều trị là nhằm đạt được lui bệnh hoặc duy trì bệnh ở mức độ hoạt động thấp, giảm triệu chứng viêm đau, ngăn chặn sự phá hủy khớp, duy trì chức năng, khả năng làm việc, ngăn ngừa tàn phế.
  • Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt.
  • Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn II, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động. 

Do vậy, khi có các biểu hiện viêm khớp dạng thấp như trên người bệnh nên đến cơ sở chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh biến chứng đáng tiếc.

các bệnh cơ xương khớp thường gặp
Các bệnh cơ xương khớp thường gặp - Ảnh: BookingCare

5. Bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

  • Triệu chứng bệnh loãng xương thường không rõ ràng. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương...
  • Đau nhức đầu xương: người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân
  • Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu
  • Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ
  • Người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.

Điều trị loãng xương

Loãng xương phải được điều trị trong thời gian dài nhiều năm, việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc.

  • Mục tiêu của thuốc điều trị loãng xương là làm giảm nguy cơ bị gãy xương.
  • Thuốc điều trị loãng xương được chia thành nhóm thuốc chống hủy xương và nhóm thuốc tăng đồng hóa.
  • Nhóm thuốc chống hủy xương làm giảm quá trình hủy xương trong khi nhóm thuốc tăng đồng hóa làm tăng quá trình tạo xương hơn quá trình hủy xương.
Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA, DXA
Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA, DXA - Ảnh: BV Nguyễn Tri Phương

6. Viêm bao hoạt dịch khớp

Viêm bao hoạt dịch khớp, còn được gọi là viêm màng hoạt dịch khớp, là một loại viêm nhiễm trong bao hoạt dịch khớp - một lớp mô mềm bao quanh các khớp trong cơ thể. Bệnh này thường xảy ra khi vi khuẩn, vi trùng hoặc một tác nhân gây viêm khác xâm nhập vào bao hoạt dịch khớp và gây ra một phản ứng viêm mạnh. 

Viêm bao hoạt dịch khớp gây ra triệu chứng đau, đặc biệt là khi bị chèn ép hoặc căng giãn trong lúc vận động và thường hạn chế phạm vi cử động.

Điều trị viêm bao hoạt dịch khớp

Những biện pháp thông thường áp dụng trong điều trị viêm bao hoạt dịch khớp bao gồm: 

  • Vật lý trị liệu: Vận động nhẹ nhàng và vật lý trị liệu có thể giúp tăng sự linh hoạt của khớp, giảm sưng và giúp phục hồi chức năng

  • Các thuốc chống viêm liều cao không có steroid (NSAID)

  • Điều trị nguyên nhân do tinh thể hoặc nhiễm trùng

  • Tiêm corticosteroid (nếu cần thiết)

7. Thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm cột sống, còn được gọi là thoát vị đĩa hoặc thoát vị đĩa đệm lưng, là một bệnh lý xảy ra khi một đĩa đệm trong cột sống bị thoát ra khỏi vị trí bình thường và gây áp lực hoặc gây tổn thương đến dây thần kinh gần đó.

Điều này có thể gây ra các triệu chứng và vấn đề khác nhau, bao gồm:

  • Đau: Đau thường xảy ra ở vùng lưng hoặc cổ, tùy thuộc vào vị trí của thoát vị đĩa. Đau có thể lan ra đùi, mông, chân hoặc tay.

  • Giảm chức năng, mất cảm giác, hoặc yếu đi trong khu vực bị ảnh hưởng. Thoát vị đĩa cổ có thể gây ra cảm giác tê và yếu ở cổ, vai và tay.

  • Làm giảm sự linh hoạt và khả năng vận động của vùng bị ảnh hưởng. Điều này có thể làm khó khăn khi làm các hoạt động hàng ngày như nghiêng, cúi, đi lại hoặc nhấc vật nặng.

  • Một số trường hợp thoát vị đĩa có thể gây viêm xung quanh vùng bị ảnh hưởng, dẫn đến sưng, đỏ và một phản ứng viêm khác.

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống có thể bao gồm:

  • Các phương pháp không phẫu thuật như nghỉ ngơi, thuốc giảm đau và chống viêm, vật lý trị liệu,...
  • Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị không phẫu thuật, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ phần thoát vị đĩa hoặc tái thiết kế cột sống.
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là căn bệnh cơ xương khớp thường gặp - Ảnh: Soha 

8. Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Tỉ lệ mắc bệnh nữ: nam là 9 : 1, chủ yếu ở độ tuổi 20 – 30. Lupus ban đỏ không phải là một căn bệnh đơn độc, biểu hiên rất đa dạng, từ biểu hiện nhẹ trên da, tổn thương khớp cho đến sự suy thận tiến triển nhanh, co giật, những tổn thương thần kinh và có thể gây mù lòa.

Các cơ quan thường bị tổn thương bao gồm: khớp, da, thận, tế bào máu, tim, phổi, thần kinh… 

Điều trị lupus ban đỏ hệ thống 

Lupus ban đỏ hệ thống khó điều trị dứt điểm được, tuy nhiên có thể giảm đáng kể biến chứng của bệnh, cũng như giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ hơn. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm: 

  • Các biện pháp tránh khởi phát đợt cấp, quản lý thai nghén
  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Thuốc Corticoid kéo dài
  • Thuốc chống thấp tác dụng chậm

Bên cạnh đó, cần nghỉ ngơi nhiều và tránh phơi nắng. Đi nắng đội mũ nón rộng vành, mặc quần ó dài tay vì tia UVA làm sẽ trầm trọng bệnh. 

bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Ảnh minh hoạ bệnh LUPUS ban đỏ hệ thống - Ảnh: wikihow

9. Viêm đa cơ

Viêm đa cơ là nhóm bệnh tự miễn với tổn thương chính là tình trạng viêm mạn tính của các bó cơ vân với biểu hiện đặc trưng là yếu cơ vùng gốc chi đối xứng hai bên có kèm tăng các men cơ xương. Bệnh gây ra các triệu chứng: 

  • Yếu cơ ở vùng vai, cánh tay, chậu, đùi thường tổn thương nhất, người bệnh mệt mỏi khi vận động hoặc thực hiện các động tác cần nâng vai. Giai đoạn này các cơ khác cũng có thể tổn thương, kể cả cơ tim.
  • Tổn thương da: ban ở các vùng da hở. Ban này thường rất ngứa, khiến người bệnh mất ngủ. Các tổn thương ở đầu khiến người bệnh bị hói đầu. Các ban tím sẫm xuất hiện quanh hốc mắt.
  • Một số biểu hiện khác không đặc trưng như: hồng ban ở má, nhiều chấm nhỏ khiến da lốm đốm, nhạy cảm với ánh nắng, các biến đổi ở quanh móng và biểu bì.
  • Các biểu hiện của viêm đa cơ và viêm da cơ khác: đau khớp, viêm khớp, tổn thương ống tiêu hóa, tổn thương phổi. 

Điều trị viêm đa cơ

Các biện pháp điều trị viêm đa cơ hiện nay thường sử dụng như:

  • Điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Không tự ý dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Việc dùng thuốc bừa bãi không những không điều trị được bệnh mà còn tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc làm thất bại trong việc điều trị.
  • Lọc huyết tương trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, điều trị thuốc không đáp ứng.
  • Tập vật lý trị liệu tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và theo chỉ định của bác sĩ.

Khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp ở đâu tốt? 

Khi gặp các biểu hiện nói trên, bạn đọc nên nhanh chóng thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa cơ xương khớp uy tín để được chẩn đoán chính xác vấn đề đang gặp phải.

1. Khám cơ xương khớp tại Hà Nội

Tại Hà Nội, người bệnh có thể đi khám tại một số bệnh viện, phòng khám Cơ xương khớp uy tín sau:

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

  • Địa chỉ: Số 16-18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là cơ sở y tế có có lịch sử lâu đời, nổi tiếng với thế mạnh về khám cơ xương khớp và ngoại khoa. Bệnh viện xác định tập tủng chuyên sâu về cơ xương khớp thế nên đã chia thành nhiều khoa khám và điều trị các mặt bệnh trong có liên quan, bao gồm:

Đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Việt Đức đều được đánh giá cao về chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn do tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân cơ xương khớp. Ngoài ra, nhiều kỹ thuật phẫu thuật khó, phức tạp cũng được các bác sĩ cơ xương khớp tại Bệnh viện Việt Đức triển khai một cách thành thạo, thành công.

Để tránh phải chờ đợi lâu khi thăm khám tại Bệnh viện, BookingCare hiện đã hỗ trợ đặt khám tại khu vực khám theo yêu cầu ở tòa C4, bạn đọc có thể vào web BookingCare và tìm kiếm Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức để đặt khám và đọc hướng dẫn chi tiết.

Phòng khám Mediplus

  • Địa chỉ: Tầng 2, Trung tâm thương mại Mandarin Garden 2, 99 phố Tân Mai, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Nếu không có nhiều thời gian thăm khám tại các bệnh viện công thì Phòng khám Mediplus sẽ là địa chỉ khám cơ xương khớp mà bạn đọc có thể tin cậy.  Phòng khám tiếp nhận đa dạng các mặt bệnh cùng các kỹ thuật thăm khám, chẩn đoán như:

  • Khám và điều trị các chấn thương xương khớp: thoát vị đĩa đệm, viêm khớp phản ứng,... và chấn thương thể thao
  • Đo mật độ xương khớp giúp chẩn đoán nguy cơ loãng xương
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu giúp giảm viêm, lấy lại khả năng vận động
  • Chụp X quang xương khớp 

Đội ngũ bác sĩ tại Mediplus thì quy tụ nhiều tên tuổi uy tín, đã và đang công tác tại nhiều bệnh viện lớn như:

  • TS.BS CKII Lê Quốc Việt: Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện E; Hơn 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh nội cơ xương khớp
  • TS.BS Lê Thị Liễu: Hơn 20 năm kinh nghiệm, Phó Giám đốc Trung tâm Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai
  • TS.BS Hoàng Ngọc Sơn: Hơn 30 năm kinh nghiệm; Phẫu thuật viên khoa Chấn thương chỉnh hình tại Bệnh viện Việt Đức

Nhiều người thăm khám đều đánh giá cao dịch vụ thăm khám nhanh chóng, chu đáo tại Mediplus giúp tiết kiệm đáng kể thời gian mà vẫn được thăm khám với bác sĩ giỏi.

Phòng khám Mediplus
Phòng khám Mediplus có không gian hiện đại, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quy trình thăm khám - Ảnhh: mediplus.vn

Phòng khám Đa khoa Vietlife MRI

  • Địa chỉ: Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bạn đọc nếu ưu tiên các hoạt động chụp chiếu cơ xương khớp thì có thể tham khảo Phòng khám Vietlife MRI Trần Bình Trọng, cơ sở được trang bị đầy đủ các thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như:

  • 2 máy chụp cộng hưởng từ 1.5T esla trong đó có 1 máy được trang bị công nghệ Tim + Dot của Siemen Essenza hỗ trợ chẩn đoán hiệu quả trong nhóm bệnh cơ xương khớp, cột sống, thần kinh,...
  • Máy Xquang kỹ thuật số MULTIX Swing With MFD của Siemen (Đức)
  • Máy đo mật độ xương Hologic Explorer (Công nghệ DEXA)

Ngoài ưu điểm về trang thiết bị máy móc thì yếu tố con người cũng được phòng khám chú trọng khi quy tụ các bác sĩ giàu kinh nghiệm. Các bác sĩ tại đây có thế mạnh về nội cơ xương khớp, bạn đọc có nhu cầu có thể tham khảo và đặt khám với:

2. Khám cơ xương khớp tại TP.HCM

Một số bệnh viện, phòng khám Cơ xương khớp tại TP.HCM người bệnh có thể tham khảo thêm: 

Bệnh viện Gia An 115

  • Địa chỉ: Số 05, Đường 17A, Khu phố 11, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TPHCM

Nằm tại vị trí cửa ngõ phía Tây thành phố, Bệnh viện Gia An 115 thu hút nhiều bệnh nhân ở cả trong và ngoài TPHCM đến thăm khám các bệnh lý về cơ xương khớp. Khoa cơ xương khớp Bệnh viện Gia An 115 khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn về bệnh lý cơ xương khớp như loãng xương, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, viêm khớp, chấn thương khớp, phục hồi chức năng,...

Với khoa cơ xương khớp, bệnh viện có trang bị các thiết bị thăm dò với các phương tiện hiện đại trong chẩn đoán và điều trị như:

  • Chụp cắt lớp vi tính 128 lát cắt
  • Chụp cộng thưởng từ MRI 3Tesla
  • Hệ thống phòng mổ Hybrid hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bác sĩ cơ xương khớp nổi bật tại Bệnh viện Gia An 115 được nhiều người tin tưởng thăm khám là BS CKII Kim Văn Trung:

  • Hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội Tổng quát - Lão khoa - Cơ xương khớp
  • Nguyên Phó Trưởng khoa Nội khớp - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Bệnh viện Gia An 115
Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện giảm tải cho Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: Google Review

Bệnh viện Nam Sài Gòn

  • Địa chỉ: Số 88, Đường số 8, Khu dân cư Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TPHCM

Bệnh viện Nam Sài Gòn là bệnh viện tư nhân chính thức đi vào hoạt động từ năm 2018, tuy nhiên đã nhanh chóng nhận được sự tin cậy của đông đảo bệnh nhân.

Không chỉ triển khai thăm khám các bệnh lý cơ xương khớp như loãng xương, thoái hóa cột sống, tràn dịch khớp,... Bệnh viện Nam sài Gòn có có thế mạnh trong các phẫu thuật cơ xương khớp như phẫu thuật nội soi khớp, phẫu thuật kết hợp xương, phẫu thuật thay khớp,...

Với đầy đủ hệ thống trang thiết bị máy móc từ máy chụp Xquang, máy siêu âm, máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla, máy chụp CT 64 lát cắt và đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm (BS CKII Võ Văn Mẫn - hơn 25 năm kinh nghiệm; BS CKI Sơn Tấn Ngọc - hơn 10 năm kinh nghiệm) bạn đọc có thể tin tưởng thăm khám tại Bệnh viện Nam Sài Gòn

Phòng khám cơ xương khớp BS Dương Minh Trí

  • Địa chỉ: 101 Trần Hữu Trang, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TPHCM

Khác với 2 địa chỉ trên, đây là phòng khám riêng của bác sĩ cơ xương khớp được nhiều bệnh nhân tin tưởng, phù hợp thăm khám, theo dõi các bệnh lý nội cơ xương khớp và cho những bệnh nhân muốn thăm khám ngoài giờ hành chính. 

Phụ trách tại Phòng khám là ThS. BS CKII Dương Minh Trí

  • Có hơn 15 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh lý về Nội Cơ xương khớp
  • Phó Trưởng khoa Hô hấp - Cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định
  • Tu nghiệp chuyên môn tại các nước Hà Lan, Úc, Bồ Đào Nha, Dubai,...

BS Dương Minh Trí nhận được nhiều review tốt nhờ chuyên môn cao, tư vấn kỹ càng, chu đáo, một số phản hồi về thăm khám với BS Dương Minh Trí được ghi nhận như sau "Tôi bị bệnh khớp lâu năm, đi chữa rất nhiều nơi mà không đỡ. Nay tôi đi lại bình thường, biết ơn bs Trí rất nhiều"; "Bác Sĩ rất nhiệt tình, tư vấn rõ ràng, Bác làm việc có tâm, chắc chắn mình sẽ giới thiệu cho nhiều người đến khám".

Hiện bác sĩ thăm khám ngoài giờ hành chính tại địa chỉ phòng khám ở Trần Hữu Trang, do có đông bệnh nhân muốn thăm khám thế nên bạn đọc lưu ý đặt khám trước

Ths.BS Dương Minh Trí
ThS.BS CKII Dương Minh Trí là bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp đáng tin cậy tại TPHCM - Ảnh: Fanpage Phòng khám

3. Tư vấn Cơ xương khớp từ xa qua video 

Tư vấn từ xa qua Video, bệnh nhân và bác sĩ sẽ nói chuyện video trực tiếp qua ứng dụng trên điện thoại di động. Cách khám này giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại khi đi khám mà vẫn được bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp tư vấn và giải đáp thắc mắc. 

Thông qua ứng dụng trên điện thoại, ngoài việc video, bác sĩ và bệnh nhân còn có thể trao đổi hình ảnh (ảnh đơn thuốc, chỉ định xét nghiệm chụp chiếu, ảnh kết quả chụp chiếu xét nghiệm đã có...). 

Với cách khám này, bệnh nhân Cơ xương khớp ở xa, không sắp xếp được thời gian vẫn có thể được tư vấn với bác sĩ chuyên khoa, được định hướng điều trị và chăm sóc sức khỏe tại nhà. 

Trên đây là thông tin về triệu chứng, cách điều trị 9 bệnh Cơ xương khớp thường gặp nhất. Hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về những bệnh lý này và hiểu được cơ bản về nguyên tắc điều trị. 

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám cơ xương khớp tại Hà Nội - TPHCM. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ khám tư vấn từ xa về Cơ-Xương-Khớp thông qua cuộc gọi có hình Video, bệnh nhân ở tại nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Lan (chủ biên) - Bệnh học Cơ xương khớp nội khoa - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - năm 2015
2. Trần Ngọc Ân - Nguyễn Thị Ngọc Lan (chủ biên) - Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh Cơ xương khớp thường gặp - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - năm 2016
3. PGS. TS Vũ Thị Thanh Thủy (chủ biên) - Chẩn đoán và điều trị những bệnh Cơ xương khớp thường gặp - Nhà xuất bản Y học - năm 2016.
4. https://suckhoedoisong.vn/thoai-hoa-khop-va-cac-bien-phap-ung-pho-n175484.html
5. http://www.bachmai.gov.vn/en/tin-tuc-va-su-kien/y-hoc-thuong-thuc-menuleft-32/4814-chuyen-gia-canh-bao-he-luy-suc-khoe-do-loang-xuong-gay-ra.html
6. https://www.msdmanuals.com/
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/