Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 21/12/2016 - Cập nhật lần cuối: 18/12/2023

Bài tổng hợp thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường xảy ra ở đoạn thấp. Khoảng 90% thoát vị đĩa đệm đoạn lưng xảy ra ở tầng L4-L5 hoặc L5-S1. Khoảng 10% trường hợp thoát vị đĩa đệm xảy ra ở nhiều tầng.

Thoát vị đĩa đệm dạng trung tâm thường biểu hiện với đau lưng và không có các triệu chứng về chèn ép rễ. Loại thoát vị cạnh trung tâm hay bên thường gây ra triệu chứng chèn ép rễ hơn.

Thoát vị đĩa đệm dạng bên xa chiếm khoảng 2,6%-11,7%, gây triệu chứng chèn ép rễ một bên, tầng cao hơn. Trên hình ảnh, loại này dễ nhầm với các bệnh lý khác như di căn, u, gai xương, nang bao rễ thần kinh.

Ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Bệnh có thể để lại nhiều hậu quả sau: 

  • Đau rễ thần kinh xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. 
  • Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện.
  • Nằm nghỉ tại giường lại giảm đau nhanh chóng
  • Rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, bại và liệt cơ ở hai chân
  • Rối loạn cơ mắt, có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu
  • Liệt ngoại vi toàn bộ ở hai chân, rối loạn cảm giác hai chân từ nếp bẹn trở xuống, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi
  • Rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, không có liệt hoặc chỉ liệt một số động tác của bàn chân
  • Liệt gấp cẳng chân, liệt các động tác của bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân; mất cảm giác toàn bộ cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi và mông; rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

  • Điều trị nội khoa: Mát xa xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn cột sống, điều trị thuốc, tiêm nội đĩa đệm, thuốc đông y…
  • Điều trị Ngoại khoa: mổ mở, mổ nội soi
  • Điều trị công nghệ laser
  • Điều trị công nghệ sóng radio, sóng cao tần

Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp, khó chữa, dễ tái phát nếu lựa chọn phương án điều trị không hiệu quả. Theo thống kê, khoảng 90% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm điều trị nội khoa kết hợp với các phương pháp phục hồi, vật lý trị liệu. Chỉ khoảng 10% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tiến hành phẫu thuật. Thông thường, việc phẫu thuật chỉ thực thực hiện sau một thời gian điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng mà không mang lại kết quả. Hoặc bệnh nhân cấp tính cần phẫu thuật ngay.

Như đã trình bày trên đây, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có nhiều cách điều trị, với mỗi tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà lựa chọn một hay nhiều phương án điều trị.

Vì vậy bệnh nhân không nên tự ý điều trị, hoặc sử dụng đơn thuốc của người khác, mà nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và điều trị. Đó là cách an toàn và hiệu quả nhất cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Chúng tôi có giới thiệu một số bác sĩ giỏi ở phần bên dưới đây để bệnh nhân có thể tham khảo và đặt lịch hẹn khám khi cần thiết.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. CT Cột sống – Pgs. Phạm Ngọc Hoa & ThS Lê Văn Phước
2. http://chaobs.com/coxuongkhop/thoatvidiademlung.aspx
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/