Hỗ trợ

Nội dung chính

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến người bệnh cảm thấy đau nhói, nhức nhối, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Nguyên nhân thường gặp gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - Ảnh: BV Nguyễn Tri Phương

Theo thống kê của Bộ Y tế, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở nước ta chiếm tỉ lệ khá cao, có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh này và đang có xu hướng trẻ hóa.

Ngoài ra, nhiều người thường phát hiện bệnh muộn và chữa trị không đúng cách nên bệnh có thể tái phát nhiều lần và ngày càng nặng hơn, dẫn đến mất khả năng vận động.

Vì vậy, BookingCare đã kết hợp với Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Tâm Minh Đường (Phòng chẩn trị YHCT) cung cấp bài viết đầy đủ thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và phương pháp điều trị bảo tổn, hiệu quả theo y học cổ truyền.

Thoát vị đĩa đệm lưng là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm rời khỏi vị trí ban đầu trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống và các rễ thần kinh sống, gây nên những cơn đau và hàng loạt các triệu chứng khác cho người bệnh.

Có 2 vị trí chịu ảnh hưởng nặng của tình trạng này đó là thắt lưng và cổ, trong đó thoát vị đĩa đệm lưng phổ biến hơn.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được đánh giá là bệnh về xương khớp nguy hiểm, bởi chúng không chỉ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, vận động của người bệnh mà còn để lại nhiều biến chứng khó lường như teo cơ, bại liệt.

Theo một vài thống kê Y tế, tỷ lệ người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm lưng ở nước ta khá cao, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Do đó, mỗi người cần có phương pháp chủ động bảo vệ sức khỏe xương khớp, thường xuyên thăm khám định kỳ.

Giống như các bệnh khác, bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng cũng sẽ được điều trị triệt để trong thời gian ngắn nếu như được phát hiện sớm.

Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý cột sống thường gặp

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó, một số tác nhân xuất phát từ nội tại là yếu tố không thể tránh khỏi. Ngoài ra còn có những nguyên nhân đến từ sự tác động của bên ngoài mà con người hoàn toàn có thể lường trước để phòng tránh. Điển hình như sau:

Bên cạnh đó, thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, thường xuyên làm các việc nặng với cường độ cao cũng là một trong những tác nhân chính của tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Xem thêm bài viết

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Theo các thầy thuốc, bác sĩ tại Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường chia sẻ, triệu chứng thoát vị đĩa đệm không khó để nhận ra, cụ thể như sau:

Đau tại vị trí thoát vị

Triệu chứng ban đầu người bệnh có thể gặp phải đó là những cơn đau buốt tại cột sống thắt lưng. Các cơn đau có lúc âm ỉ nhưng có lúc dữ dội, tái phát thành nhiều đợt khác nhau. Ngoài ra, các cơn đau cũng có xu hướng lan theo dây thần kinh tọa gây tê buồn, đau cho các vùng lân cận. Đau hơn khi hắt hơi hoặc ho.

Rối loạn cảm giác

Thoát vị đĩa đệm lưng cũng gây chèn ép lên dây thần kinh, khiến cảm giác con người bị rối loạn, khó lường trước được các biến chứng.

Hội chứng rễ thần kinh

Người bệnh thoát vị đĩa đệm lưng cũng sẽ gặp phải tình trạng ngứa ran, nóng, đau buốt tê bì do rễ thần kinh bị chèn ép.

Hạn chế vận động

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy lưng cứng, khó đứng lên ngồi xuống một cách tự nhiên, ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển của người bệnh.

Teo cơ, yếu liệt

Chính việc vận động khó dẫn đến tình trạng ngại vận động ở người bị thoái hóa đĩa đệm lưng, các cơ không được vận động lâu dần sẽ bị teo, thậm chí mất hoàn toàn khả năng di chuyển.

Bên cạnh đó, một số người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, kèm theo sốt, gầy, căng cơ, chuột rút. Khi thấy những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng này, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.

Các bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Dưới đây là một số bài tập thoát vị đĩa đệm lưng mà bạn có thể áp dụng để giảm những cơn đau ngay tại nhà:

Bài tập căng giãn cơ

Tư thế chuẩn bị: người tập nằm sấp trên thảm tập, duỗi thẳng chân và 2 tay duỗi thẳng để dọc cơ thể.

Cách thực hiện:

Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm lưng

Tư thế chuẩn bị: ngồi ở tư thế thoải mái với 2 chân dang rộng ngang bằng vai

Cách thực hiện:

Bài tập kéo giãn cột sống

Tư thế chuẩn bị cho người thoát vị đĩa đệm: nằm ngửa trên thảm tập, tay chân duỗi thẳng và thả lỏng

Cách thực hiện:

Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng các phương pháp trên, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải những biến chứng khó lường.

Thoát vị đĩa đệm lưng nên ăn gì và kiêng gì?

Bên cạnh các bài tập trị liệu, việc xây dựng và thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý cũng sẽ giúp cho bệnh thoát vị đĩa đệm cổ và lưng nhanh được điều trị khỏi. Những thực phẩm người bị thoát vị đĩa đệm nên sử dụng:

Bên cạnh đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm lưng cũng cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dưới đây:

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở đâu Hà Nội và TP.HCM?

Ngoài các phương pháp chữa bệnh tại nhà, người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể đến trực tiếp các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân xuất hiện gây khó khăn trong việc lựa chọn cho người bệnh.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và lựa chọn đi khám như cần thiết. Đây là địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm và bệnh lý cột sống uy tín, có cơ sở tại Hà Nội và TP.HCM. 

Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường được nhiều bệnh nhân tin tưởng

Xem thêm Video: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường - Thêm tình bớt bệnh 

Tâm Minh Đường là đơn vị có bề dày truyền thống điều trị về thoát vị đĩa đệm và các bệnh xương khớp. Có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm, trách nhiệm, đứng đầu là PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa - vị lương y tài đức vẹn toàn. Ngoài ra phải kể đến:

Khi điều trị tại Tâm Minh Đường, người bệnh sẽ được tư vấn phác đồ riêng, phù hợp với từng cơ địa và tình trạng. Cùng với đó, các bác sĩ, thầy thuốc theo sát sự thay đổi của người bệnh để điều chỉnh liệu trình giúp rút ngắn thời gian điều trị.

Xem chi tiết: Giới thiệu Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và phác đồ điều trị

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Về nhóm tác giả cẩm nang

Đội ngũ xây dựng và phát triển nội dung Cẩm Nang

Thảo Hoàng

Phát triển Sản phẩm - 10 năm kinh nghiệm

Phương Nguyễn

Biên tập viên - 7 năm kinh nghiệm

Dung Phan

Sáng tạo nội dung - 5 năm kinh nghiệm

Chương Nguyễn

Sáng tạo nội dung - 9 năm kinh nghiệm

Bài viết nội dung trên Cẩm Nang được tạo ra như thế nào

Tìm hiểu thêm

Tài liệu tham khảo

Bài viết có liên quan

Danh mục cẩm nang