Tìm hiểu chi tiết các phương pháp điều trị bệnh cường giáp
Tìm hiểu chi tiết các phương pháp điều trị bệnh cường giáp
Điều trị bệnh cường giáp
Những thông tin cần biết về điều trị bệnh cường giáp - Ảnh: BookingCare

Tìm hiểu chi tiết các phương pháp điều trị bệnh cường giáp

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 19/02/2024 | Cập nhật lần cuối: 21/04/2024
Cường giáp - một tình trạng liên quan đến sự tăng sản xuất hormone của tuyến giáp. Để kiểm soát và điều trị cường giáp, các phương pháp chủ yếu bao gồm việc sử dụng thuốc hoặc thậm chí là phẫu thuật.

Điều trị cường giáp không chỉ nhằm đến việc kiểm soát các triệu chứng, mà còn hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh. Việc hiểu rõ về các phương tiện và kỹ thuật hiện đại trong điều trị cường giáp sẽ giúp cung cấp những lựa chọn tối ưu và cái nhìn toàn diện hơn về quản lý bệnh lý này.

Các phương pháp điều trị cường giáp hiện nay

Điều trị bệnh cường giáp với mục tiêu là đưa bệnh nhân về tình trạng ổn định và hạn chế tiến triển của các biến chứng của bệnh có thể xảy ra. Hiện đang có một số phương pháp điều trị cường giáp như: điều trị nội khoa, điều trị bằng iod phóng xạ, phẫu thuật,...

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa gồm các biện pháp nghỉ ngơi để hạn chế hoạt động quá mức của tim và tăng cường dinh dưỡng, kèm theo là các thuốc ức chế giáp tổng hợp (đôi khi ức chế cả giải phóng) và thuốc làm giảm các triệu chứng tim mạch, thần kinh.

  • Sử dụng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp (thionamide – ngăn tổng hợp hormone giáp) một số loại thuốc như: methimazole, carbimazole, propylthiouracil - PTU, benzylthiouracil - BTU, methylthiouracil - MTU,... 
  • Liều sử dụng phụ thuộc vào mức độ cường giáp và giai đoạn bệnh. Thời gian sử dụng liều tấn công từ 6-8 tháng, giai đoạn duy trì từ 18-24 tháng.

Điều trị thuốc chẹn beta giao cảm:

  • Thuốc chẹn beta nên được chỉ định sớm ngay khi có chẩn đoán cường giáp vì làm giảm các triệu chứng cường giáp, đặc biệt ở các bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân có tần số tim lúc nghỉ trên 90 lần/phút.
  • Trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định dùng thuốc chẹn beta là hen, co thắt phế quản... 

lode vô cơ: chủ yếu là điều trị ngắn hạn (1-2 tuần) trong hai trường hợp sau:

  • Bệnh nhân cường giáp nặng hoặc cơn bão giáp, chỉ điều trị iod sớm nhất là 1 giờ sau uống thionamide để phòng ngừa iode được sử dụng cho tổng hợp mới hormone giáp.

Điều trị cường giáp bằng đồng vị phóng xạ I131

Chỉ định

  • Bệnh nhân Basedow: Có dị ứng với thuốc kháng giáp trạng hoặc bị tác dụng phụ như giảm bạch cầu hạt, viêm gan; Có biến chứng suy tim; Tái phát sau điều trị phẫu thuật hoặc sau điều trị nội khoa.
  • Bệnh nhân lớn tuổi: bệnh nhân có bướu đơn hoặc đa nhân độc

Chống chỉ định:

  •  Có thai hoặc đang cho con bú
  • Bệnh mắt nặng
  •  Không thể tuân thủ các quy định về an toàn khi uống I131
  • Liều dùng khoảng 80 - 120μCi/gam tuyến giáp (tính trên siêu âm hoặc xạ hình tuyến giáp).

Điều trị cường giáp bằng phẫu thuật

Trước khi quyết định phẫu thuật, các bác sĩ sẽ đánh giá kỹ về thể trạng bệnh của người bệnh. Các yếu tố quan trọng được đánh giá như kích thước của khối u, tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh và vấn đề sức khỏe liên quan khác.

Chỉ định:

  • Bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp mà phẫu thuật có thể giải quyết cả cường giáp và nhân giáp hoặc bệnh nhân có cả cường giáp và cường cận giáp.
  • Bướu giáp to nhiều.
  •  Bướu giáp gây chèn ép đường hô hấp trên hoặc nuốt khó.
  • Có bệnh mắt do Basedow và iode phóng xạ có thể làm nặng thêm bệnh mắt, mặc dù biến chứng này có thể phòng ngừa được bằng corticosteroid.
  • Phụ nữ có thai bị dị ứng với thuốc kháng giáp.
  • Phương pháp phẫu thuật
  • Cắt bán phần (để lại mỗi thùy giáp ≤ 4g), cắt gần toàn bộ (để lại mỗi thùy giáp ≤ 1g) và cắt toàn bộ là cắt hết mô giáp.

Với sự tiến bộ của khoa học và y học, hiện đang có nhiều lựa chọn điều trị đa dạng, từ thuốc uống đến các phương pháp xạ trị và thậm chí là phẫu thuật. Từ đó sẽ đưa ra phương pháp phù hợp nhất với bệnh nhân, với mục tiêu kiểm soát hormone giáp và giảm nhẹ triệu chứng không mong muốn, cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết