Tìm hiểu điều trị bệnh sốt rét như thế nào?
Người bệnh sốt rét
Bệnh sốt rét được điều trị bằng thuốc đặc trị đúng và đủ liều - Ảnh: BookingCare

Tìm hiểu điều trị bệnh sốt rét như thế nào?

Tác giả: - Xuất bản: 09/01/2024 - Cập nhật lần cuối: 09/01/2024
Người bệnh sốt rét cần được thăm khám và điều trị tại bệnh viện. Tùy chủng ký sinh trùng sốt rét người bệnh mắc, các triệu chứng gặp phải,... bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.

Bệnh sốt rét thường biểu hiện bằng những cơn sốt điển hình với 3 giai đoạn: rét run, sốt, vã mồ hôi. Sốt rét có thể dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vậy điều trị bệnh sốt rét như thế nào, đặc biệt là ở những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai,...?

Điều trị bệnh sốt rét như thế nào?

Bệnh sốt rét được điều trị bằng thuốc đặc trị (thuốc chống sốt rét) đúng và đủ liều. Các loại thuốc và thời gian sử dụng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào:

  • Người bệnh nhiễm chủng ký sinh trùng sốt rét nào?
  • Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng người bệnh gặp phải
  • Yếu tố tuổi tác
  • Thuộc nhóm bệnh nhân đặc biệt: phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú,...

Các loại thuốc chống sốt rét phổ biến bao gồm:

  • Chloroquine Phosphate: Chloroquine là phương pháp điều trị ưu tiên trong điều trị sốt rét với chủng Plasmodium Vivax. Tuy nhiên,ở nhiều nơi trên thế giới, ký sinh trùng sốt rét kháng lại Chloroquine và loại thuốc này không còn là phương pháp điều trị hiệu quả.
  • Liệu pháp kết hợp dựa trên các dẫn chất artemisinin (ACT):
    • Đây là sự kết hợp của hai hoặc nhiều loại thuốc có tác dụng chống lại ký sinh trùng sốt rét theo nhiều cách khác nhau. ACT thường là phương pháp điều trị ưu tiên đối với bệnh sốt rét kháng Chloroquine.
    • Liệu pháp phối hợp dựa trên artemisinin (ACT) cũng là phương pháp điều trị tốt nhất, đặc biệt là đối với sốt rét do Plasmodium falciparum. 
  • Một số loại thuốc chống sốt rét phổ biến khác bao gồm:
    • Mefloquine
    • Doxycycline
    • Primaquine
    • ...

Ở đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai mắc sốt rét làm tăng nguy cơ tử vong ở cả bà mẹ và thai nhi, có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non, nhẹ cân, nhiễm trùng bẩm sinh và/hoặc tử vong chu sinh (tình trạng trẻ sơ sinh tử vong trong tuần thứ đầu tiên sau khi sinh ra đời).

Khi mang thai, sức đề kháng, khả năng miễn dịch của thai phụ suy giảm. Bên cạnh đó, ký sinh trùng sốt rét cô lập và nhân lên trong nhau thai. Phụ nữ mang thai có nguy cơ diễn tiến nặng cao gấp ba lần so với phụ nữ bình thường mắc sốt rét ở cùng khu vực địa lý. 

Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh sốt rét

Thuốc chống sốt rét có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tùy thuộc vào loại thuốc, tác dụng phụ có thể bao gồm:

  • Các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn và tiêu chảy
  • Nhức đầu
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
  • Mất ngủ
  • Rối loạn tâm lý
  • Các vấn đề về thị lực
  • Ù tai
  • Co giật

Khi có các triệu chứng của bệnh sốt rét nên ngay lập tức tìm kiếm sự chăm sóc y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Trong quá trình điều trị nên trao đổi với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng, tuân thủ phác đồ điều trị. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết