Tìm hiểu ngay: Bệnh viêm phế quản có lây được không?
Bệnh viêm phế quản có lây được không?
Bệnh viêm phế quản có lây được không? - Ảnh: BookingCare

Tìm hiểu ngay: Bệnh viêm phế quản có lây được không?

Tác giả: - Xuất bản: 19/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 19/12/2023
Bệnh viêm phế quản có lây được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý hô hấp phổ biến có khả năng lây nhiễm rất cao nếu là viêm phế quản cấp do virus, vi khuẩn hoặc nấm. Tuy nhiên, căn bệnh này được chia thành hai dạng khác nhau và không phải viêm phế quản nào nào cũng có thể lây nhiễm được. 

Bệnh viêm phế quản có lây được không?

Câu trả lời là "Có" hay "Không" còn tùy thuộc vào việc người bệnh mắc viêm phế quản mãn tính hay viêm phế quản cấp tính.

Viêm phế quản mãn tính

Bệnh viêm phế quản mãn tính có đặc trưng là các triệu chứng viêm phế quản bùng phát lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều năm hoặc cũng có thể không bao giờ biến mất; đây là một trong những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Đặc biệt bệnh liên quan đến thói quen như hút thuốc lá, lào, tiếp xúc với ô nhiễm không khí

Viêm phế quản mãn tính không có khả năng lây nhiễm.

Viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp tính xảy ra do cơ thể bị nhiễm virus có khả năng lây nhiễm rất cao. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh viêm phế quản trở nên nguy hiểm và phổ biến hơn.

Một số loại virus gây bệnh viêm phế quản cấp tính phổ biến bap gồm: virus cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV), adenovirus, rhovirus (cảm lạnh thông thường), virus Corona,...

Bên cạnh virus, vi khuẩn cũng là một tác nhân gây bệnh có khả năng lây nhiễm. Một số loại vi khuẩn gây viêm phế quản thường gặp bao gồm:  vi khuẩn viêm phổi Mycoplasma và viêm phổi Chlamydia.

Viêm phế quản lây lan như thế nào?

Virus có thể lây lan nhanh chóng qua không khí, thậm chí có thể trở thành một bệnh dịch nếu không được kiểm soát chặt chẽ.

Virus gây bệnh viêm phế quản cấp tính có thể lây lan qua những đường dưới đây:

  • Người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, khạc nhổ đờm bừa bãi,... khiến vi khuẩn bị phát tán trong không khí. Người bình thường hít phải có nguy cơ cao bị lây bệnh.
  • Virus gây bệnh có thể sống ở môi trường bên ngoài trong vài giờ đồng hồ. Chúng có thể bay lơ lửng trên không trung, dưới mặt đất hoặc bám trên những đồ dùng, vật dụng mà người bệnh sử dụng qua.
  • Viêm phế quản cấp tính do virus có khả năng lây nhiễm trong ít nhất vài ngày đến một tuần. Nếu người bệnh đã bắt đầu dùng thuốc kháng sinh, bệnh sẽ hết lây sau 24 giờ kể từ khi bắt đầu dùng thuốc.

Phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản có khả năng lây nhiễm cao, mọi người cần tự giác nâng cao ý thức phòng vệ.

Với người bệnh

  • Khi biết bản thân mắc bệnh viêm phế quản có khả năng lây nhiễm, người bệnh cần tự giác cách ly tại nhà ít nhất 24h đồng hồ hoặc cho tới khi các triệu chứng biến mất hẳn để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
  • Hạn chế nơi đông người, đeo khẩu trang khi tiếp xúc, nói chuyện với mọi người xung quanh.
  • Không khạc nhổ bừa bãi, hắt hơi, ho vào khăn giấy, rửa tay sạch sẽ sau khi ho.
  • Tự giác đi khám và điều trị ngay, không để bệnh dai dẳng kéo dài theo lời khuyên của bác sĩ.

Với người bình thường

  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, đeo khẩu trang y tế bảo vệ.
  • Tụ tập nơi đông người cần đeo khẩu trang.
  • Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo lưu thông không khí tốt
  • Có lối sống lành mạnh, không hút   thuốc lá, lào,kể cả thuốc lá điện tử,  tập thể dục thể thao thường xuyên phù hợp với lứa tuổi cũng là biện pháp nâng cao sức khỏe để phòng bệnh.
  • Uống đủ nước, vệ sinh tay bằng thuốc sát khuẩn tay, rửa tay bằng xà phòng chuyên dụng…
  • Người làm việc trong môi trường bệnh viện khoa hô hấp chuyên điều trị bệnh lây nhiễm như viêm phế quản, lao phổi,... cần khử trùng cẩn thận.
  • Chủ động tiêm phòng vacxin cúm hàng năm hoặc kết hợp với tiêm phòng phế cầu ở những người có bệnh mạn tính như: Đái tháo đường, có tiền sử bị bệnh hô hấp hay suy giảm miễn dịch.

Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đọc thắc mắc về câu hỏi: "Bệnh viêm phế quản có lây được không?" Truy cập Cẩm nang sống khỏe của BookingCare để xem thêm nhiều bài viết y khoa hữu ích.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết